Vào mùa nắng nóng, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện vi khuẩn, siêu vi… bùng phát gây bệnh. Nhất là đối tượng trẻ em rất dễ bị mắc bệnh do sức đề kháng thấp. Bởi vậy mẹ cần biết căn bệnh trẻ em hay gặp mùa nắng nóng để phòng tránh và xử lý.
Ngoài việc nguyên nhân do các loại vi khuẩn, vi rút thì việc trẻ bị mất nước, ăn không ngon miệng, uể oải, lười vận động cũng là nguyên nhân gây các bệnh mùa nắng nóng ở trẻ em dưới đây.
Tiêu chảy, sốt… là các bệnh trẻ em hay gặp mùa nắng nóng
1. Tiêu chảy – Bệnh trẻ em hay gặp mùa nắng nóng
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy trong mùa nóng là do môi trường ô nhiễm khiến mềm bệnh phát tán. Trẻ ăn phải thức ăn bị hư hỏng, ôi thiu. Hoặc uống các loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Triệu chứng thường gặp nhất là bé đi ngoài nhiều lần. Trẻ dưới 1 tháng tuổi thường bị đi ngoài 4 – 10 lần/ ngày, trẻ lớn hơn là trên 2 lần/ ngày.
Không ít những thời điểm mùa hè bệnh tiêu chảy bùng phát, trở thành dịch bệnh. Căn bệnh tưởng chừng như không nguy hiểm này có thể gây tử vong. Bởi vậy mẹ phải cẩn trọng với căn bệnh này.
2. Bị ngộ độc thức ăn
Đây là bệnh thường gặp mùa nóng không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Do thời tiết nắng nóng thức ăn không được bảo quản đúng cách. Quy trình chế biến không đảm bảo vệ sinh tạo nên những chất độc hại gây ngộ độc thức ăn.
3. Bị sốt siêu vi
Đây là bệnh trẻ em hay gặp mùa nắng nóng khá phố biển khi hiện nay có đến hơn 200 chủng loại siêu vi được phân lập. Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc phải căn bệnh này đó là sốt, phát ban, nôn ói, quấy khóc.
Trẻ thường bị sốt vào mùa nắng nóng
Dù hầu hết các chủng siêu vi là thông thường, ít gây hại và có thể tự khỏi từ 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc tốt. Nhưng một số tình trạng sốt siêu vi lại có thể gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của bé nên mẹ cần phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin cho bé.
4. Bệnh viêm ruột trẻ em hay gặp mùa nắng nóng
Căn bệnh này thường có các biểu hiện như sốt cao, nôn ói, bỏ ăn bỏ bú, đi tiêu có máu… Thực tế các biểu hiện chứng bệnh không rõ ràng nên khó chẩn đoán. Bởi vậy khi bé các có biểu hiện như sụt ký, đau bụng thường xuyên mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra để tránh biến chứng.
5. Bệnh viêm màng não
Đây là bệnh nguy hiểm ở trẻ em với triệu chứng sốt cao, nôn ói, cổ gượng, thóp phồng. Viêm màng não thường có dấu hiệu ra tăng vào mùa nóng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến di chứng về não, thậm chí tử vong.
Theo thống kê thì trong những tháng cao điểm nắng nóng tháng 3, 4 số ca mắc bệnh viêm màng não có xu hướng tăng lên. Nguy hiểm hơn là số trẻ nhập viện bị biến chứng nặng như thần kinh co giật rất nhiều.
Bệnh viêm màng não có thể gây tử vong
6. Bệnh trẻ em hay gặp mùa nắng nóng: Tay chân miệng
Đây là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non dưới 3 tuổi. Triệu chứng là miệng loét, bỏ ăn, sốt hoặc không, nổi nốt đỏ ở lòng bàn chân, bàn tay. Đặc biệt, căn bệnh này rất dễ bị lây lan.
Khi trẻ mắc phải căn bệnh này bé thường chỉ định điều trị tại nhà bằng cách chườm mát, uống nước nhiều, bổ sung dinh dưỡng cho bé…. Nhưng khi bé có dấu hiệu sốt cao không hạ, ngủ thường xuyên giật mình, thở bất thường thì ba mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức.
7. Bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng mẹ cần biết đó là sốt cao liên tục 3 ngày trở lên. Xuất huyết ở mặt, tay, chân, đầu gối, chảy máu mũi, chân răng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Nguy hiểm nhất là bé gặp phải triệu chứng như xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu… có thể gây tử vong.
Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
8. Các bệnh trẻ em hay gặp mùa nắng nóng khác
Ngoài các bệnh có thể gây nguy hiểm trên thì thời tiết nóng bức, nhiệt độ môi trường có còn có thể gây các bệnh khác như rôm sảy ngứa ngáy, say nắng, mất nước… Lí do là cơ thể bé bị mất nước, muối khoáng do sự bài tiết mồ hôi qua da, qua hơi thở.
Một số cách phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa nắng nóng
– Rửa tay thường xuyên cho bản thân cũng như cho bé để đảm bảo vệ sinh.
– Chế biến, bảo quản đồ ăn cho bé đảm bảo vệ sinh, an toàn để loại trừ các bệnh về đường tiêu hóa.
– Giữ cho môi trường sống, không gian sinh hoạt thông thoáng, trong lành, ngủ màn, phòng tránh các tác nhân gây bệnh như côn trùng, muỗi.
– Tăng cường cho bé uống các loại nước uống giàu khoáng chất, vitamin như nước ép trái cây, nước cam, dừa tươi…
– Tiêm phòng đầy đủ cho bé theo lịch của Bộ Y tế giúp bảo vệ bé tốt nhất.
Trên đây là những bệnh trẻ em hay gặp mùa nắng nóng mẹ cần nắm rõ cách phòng tránh. Bên cạnh đó là biết các triệu chứng, phương pháp chăm sóc trẻ. Đặc biệt nếu có các dấu hiệu bệnh chuyển nặng hơn cần đưa bé đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám, tránh biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!