Bệnh tim to ngăn cản quá trình cơ tim bơm máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể và có thể gây ra những hệ luỵ xấu cho sức khoẻ. Bệnh tim to, bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là những dị dạng ở tim xảy ra từ khi còn trong bào thai.
Trẻ được sinh ra với trái tim có kích thước lớn có thể là mối nguy hiểm không ngờ. Bệnh này cần được phát hiện và điều trị sớm nhất có thể. Tuỳ vào nguyên nhân và bản chất mà bệnh tim to diễn ra suốt đời hay tạm thời.
Những nguyên nhân gây bệnh tim to ở trẻ em
Đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tim to ở trẻ em:
1. Khuyết tật tim bẩm sinh
Có những trẻ kém may mắn, vừa chào đời đã được chuẩn đoán khiếm khuyết tim bẩn sinh. Tim trẻ được sinh ra không được bình thường. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tim phát triển to.
Những nguyên nhân gây bệnh tim to ở trẻ em
2. Ở tim có lỗ
Đây là tình trạng bất thường khi có lỗ hổng ở tim trong các kết nối giữa tâm thất hoặc buồng dưới của tim. Tình trạng này sẽ trở thành nguyên nhân khiến tim bị phì đại.
3. Van tim có vấn đề
Khi van tim không hạt động bình thường, không thể đóng mở, van tim bị rò rỉ có thể khiến tim căng thẳng và dần trở nên to ra.
4. Cơ tim không hoạt động bình thường
Nếu cơ tim xảy ra các tình trạng bất thường thì có nguy cơ gây cản trở cho hoạt động của cơ quan này và khiến tim của trẻ nhỏ trở nên to hơn.
5. Trẻ sơ sinh tăng động
Khi trẻ sơ sinh hoạt động quá mức sẽ khiến tim phải làm việc hết công xuất để bơm máu và oxi. Việc tim hoạt động quá sức này có thể dẫn đến bệnh tim to. Thế nhưng, nguyên nhân này thường phổ biến ở người lớn hơn so với trẻ nhỏ.
6. Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ dùng thuốc không phù hợp có thể gây ảnh hưởng xấu đến con.
7. Có dịch lỏng quanh tim
Màng ngoài tim là lớp màng bao quanh tim và có tác dụng bảo vệ cơ quan nội tạng này. Đôi lúc, tim bị phì đại do túi trong màng này có thể tích tụ chất lỏng dư thừa.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm khi có dấu hiệu bệnh tim
Biểu hiện bệnh tim ở trẻ bao gồm: Khó thở, thở nhanh, thở co lõm, bú ít và ngừng nghỉ liên tục khi bú mẹ. Tuỳ trường hợp, da trẻ có thể chuyển màu xanh khi bị chứng tim to. Những triệu chứng khác bao gồm đau ngực, ngất và khó chịu ở phần trên cơ thể, hàm hoặc cổ. Nếu phụ huynh nhận thấy có bất kì biểu hiện nào, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Những biến chứng do bệnh tim to gây ra
Thông thường, trẻ sơ sinh bị tim to sẽ gặp những biến chứng sau:
Tâm thất trái mở rộng làm tăng nguy cơ suy tim. Trong trường hợp này cơ tim của bé sẽ yếu đi và tâm thất giãn ra đến mức tim không thể bơm máu cho cơ thể một cách hiệu quả.
Tim phình to có thể tạo điều kiện để hình thành huyết khối trong niêm mạc của tim. Nếu huyết khối xâm nhập vào mạch máu, nó sẽ tạo nên các tình trạng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh chẳng hạn như đau tim.
Trẻ em có kích thước tim to bất thường, 2 trong số 4 van của tim (van 2 lá và van 3 lá) có thể không đóng lại đúng cách vì chúng bị giãn, khiến máu chảy ngược. Âm thanh sẽ được phát ra do dòng máu chảy tạo nên. Trường hợp này dù không gây hại nhưng vẫn cần được bác sĩ theo dõi sát sao.
Những biến chứng do bệnh tim to gây ra
Các cách điều trị bệnh tim to ở trẻ sơ sinh
Để điều trị tình trạng tim to ở trẻ, bố mẹ cần đưa con em đến bệnh viện để sớm nhất có thể. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
1. Dùng thuốc
Đối với tim to thể nhẹ, sức khoẻ và sự phát triển của trẻ không bị ảnh hưởng nhiều và chưa cần thiết phải phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều hòa và ổn định nhịp tim. Đây là phương pháp chữa bệnh nhẹ nhàng và ít tác động đến trẻ nhất.
Hiện nay có nhiều loại thuốc có thể điều trị bệnh tim to ở trẻ. Đó có thể là thuốc lợi tiểu, thuốc này làm giảm khối lượng công việc của tim bằng cách điều chỉnh lượng máu. Các loại thuốc digitalis giúp tim đập chậm hơn nhưng mạnh hơn, giúp tăng hiệu quả hoạt động của tim. Thuốc chống loạn nhịp tim và thuốc huyết áp có tác dụng điều hòa nhịp tim cũng sẽ được dùng cho bệnh cơ tim, suy tim sung huyết.
2. Tiến hành phẫu thuật
Trường hợp không thể dùng thuốc và các phương pháp khác thì các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Nhờ sự phát triển của y học, đã có phương pháp mổ tim nội soi ít xâm lấn giúp giảm đau đớn, giảm chảy máu, hồi phục nhanh, ít để lại sẹo.
Phẫu thuật tim cho trẻ sơ sinh mắc phải chứng tim to: chữa các mạch máu bất thường hoặc thậm chí cần đến ghép tim.
3. Dinh dưỡng
Khi tim bị phình to cũng là lúc tim cần phải tăng cường hoạt động để đáp ứng nhu cầu bơm máu của cơ thể. Trẻ sẽ dễ bị mệt, lười bú mẹ và khiến lượng calo nạp vào người bị thiếu hụt. Những trẻ này cần được cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết qua đường ống thông mũi.
Tổng kết
Bởi những đặc thù về thể chất, trẻ bị tim luôn cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Các vấn đề như tim to sẽ phải được chú ý ngay từ đầu để ngăn chặn mọi tình huống xấu có thể gây đe dọa tính mạng. Bố mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra để đưa bé đến bệnh viện kịp thời.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!