Bệnh sốt xuất huyết có lây không, ắt hẳn đây là câu hỏi mà ba mẹ nào cũng cảm thấy lo lắng khi trong gia đình có người bị bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Sốt xuất huyết (hay sốt Dengue) là một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Đây là căn bệnh có biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau và diễn tiến phức tạp. Những dấu hiệu ban đầu của sốt xuất huyết tương tự với sốt vi rút thông thường, cần lưu ý nhận biết để trẻ được điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus cho người lành qua vết đốt. Do đó, sốt xuất huyết có thể lây lan sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành dịch. Trong ổ dịch sốt xuất huyết cứ 1 trường hợp mắc bệnh điển hình thì có hàng chục trường hợp mang virus tiềm ẩn, không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng là nguồn bệnh để lây cho người khác.
Như vậy nếu trong gia đình có người bị sốt xuất huyết thì ba mẹ có thể yên tâm là căn bệnh này không thể lây nhiễm qua đường thức ăn hay nước bọt mà tác nhân chính là loại muỗi gây bệnh.
Cách phòng tránh sốt xuất huyết để không lây lan cho trẻ
Để phòng tránh bệnh và các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, ba mẹ cần áp dụng triệt để các biện pháp dưới đây:
1. Tiêu diệt muỗi và nơi sản sinh của muỗi
Muỗi vằn là trung gian phát tán mầm bệnh, để không để bị muỗi đốt, điều tốt nhất chúng ta nên làm là diệt chúng tận gốc. Để bệnh sốt xuất huyết không có cơ hội lây lan, phát tán thành dịch, ba mẹ cần:
– Triệt tiêu nơi đẻ trứng của muỗi bằng cách đậy kín các lu vại chứa nước hoặc tất cả dụng cụ đựng nước quanh nhà.
– Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là với những dụng cụ chứa nước. Thu gom các vật phế thải không sử dụng, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để hạn chế nơi trú ẩn của muỗi trong nhà.
– Việc phát quang bụi rậm quanh nhà cũng góp phần giảm nơi trú ngụ của muỗi. Nếu có thể, phụ huynh nên trồng thêm các loại cây có tinh dầu như hương thảo, bạc hà… để muỗi không đến gần.
– Sử dụng các loại thuốc xịt muỗi, vợt điện để diệt muỗi, tinh dầu đuổi muỗi… nhưng cần để chúng xa tầm tay trẻ em.
2. Phòng tránh muỗi cho trẻ
Bệnh sốt xuất huyết có lây không thì còn phụ thuộc vào việc ngăn ngừa muỗi đốt. Cần chú ý cả đến vấn đề phòng chống muỗi đốt khi trong nhà có người mắc bệnh sốt xuất huyết, vì người bệnh chính là ổ bệnh, còn muỗi vằn lại là kẻ phát tán bệnh.
Ba mẹ có thể áp dụng một số cách phòng tránh muỗi hiệu quả cho trẻ em như sau:
Sử dụng kem chống muỗi có thành phần tự nhiên, thường được sản xuất với mục đích giúp bảo vệ da bé khỏi bị muỗi đốt và côn trùng cắn một cách hiệu quả, thời gian bảo vệ cho làn da của trẻ có thể kéo dài từ 4-6h.
Mặc áo dài tay và mắc màn cho trẻ khi đi ngủ. Khi cho con chơi ngoài trời, ba mẹ nên cho bé bận những quần áo dài tay có màu sáng với họa tiết đơn giản vì muỗi dễ bị thu hút bởi những vật màu đen. Còn khi bé đi ngủ, ba mẹ cần để bé ngủ trong màn dành riêng cho trẻ và mặc áo dài tay.
Sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ. Mỗi lần tắm cho bé, ba mẹ cũng đừng quên nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé. Cách này vừa hạn chế được muỗi đốt mà còn giúp trẻ phòng chống được các chứng phong, hàn, tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe cho bé.
Làm thế nào để nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết có lây cho trẻ hay không sẽ phụ thuộc vào ý thức của mỗi gia đình trong vấn đề phòng bệnh. Bởi lẽ bệnh truyền nhiễm thông qua muỗi vằn và chưa có vắc xin để phòng bệnh này. Kết hợp với các biện pháp phòng bệnh cho trẻ, ba mẹ cũng cần nắm rõ các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết nhằm có cách chăm sóc và điều trị kịp thời cho con.
Dù là trẻ em hay người lớn, khi nhiễm sốt xuất huyết sẽ đều xuất hiện 05 triệu chứng thường gặp dưới đây:
– Luôn cảm thấy bồn chồn, kích thích, mỏi mệt rũ rượi, chán ăn,…
– Xuất hiện những cơn đau bụng, buồn nôn.
– Sốt cao đột ngột, liên tục..
– Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
– Có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh khi nhiễm vi-rút bệnh sốt xuất huyết sẽ có thêm các dấu hiệu như quấy khóc, bỏ bú, ngủ li bì, ít tiểu tiện, phù nề,… Đây là đối tượng chưa có khả năng giao tiếp rõ ràng, vậy nên, ba mẹ cần để ý đến con nhiều hơn để phát hiện kịp thời các dấu hiệu ở bé.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!