Bộ Y tế chiều 3/9 xác nhận “bệnh nhân 761”, nữ, 83 tuổi, ở Đà Nẵng, tử vong do Covid-19 trên nền bệnh lý nặng. Đây là bệnh nhân Covid-19 thứ 35 tử vong kể từ khi dịch bắt đầu tại Việt Nam.
Bệnh nhân 761 có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo chu kỳ, tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa
Sáng 3/9, bệnh nhân Covid-19 thứ 35 tử vong tại Trung tâm y tế Hòa Vang. Nguyên nhân tử vong được chẩn đoán là do viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển do Covid-19, biến chứng nhiễm khuẩn huyết.
Đây là ca tử vong thứ 35 vì Covid-19 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam.
Chiều ngày 2/9, “bệnh nhân 764”, nam, 76 tuổi, ở Đà Nẵng, tử vong sau ba lần xét nghiệm âm tính với nCoV, do biến chứng của nhiều bệnh lý nền nặng.
Tính đến chiều nay ngày 3/9, tổng số người khỏi bệnh là 746. Số người tử vong do Covid-19 là 35, có ba người tử vong sau nhiều xét nghiệm âm tính.
Đến nay ghi nhận tổng cộng 691 ca lây nhiễm trong nước, trong đó số ca liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 551.
Trong đợt dịch thứ 2 (từ ngày 25/7 đến nay), Việt Nam có nhiều bệnh nhân COVID-19 rơi vào tình trạng nguy kịch
Bệnh nhân Covid-19 Hải Dương trở nặng ngay khi nhập viện
“Bệnh nhân 1045”, 72 tuổi, người ở Hải Dương, phải điều trị hồi sức tích cực, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiên lượng nặng.
Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương: “Bệnh nhân khởi phát sốt từ hôm 19/8, 12 ngày sau mới tới bệnh viện nên bệnh đã ở giai đoạn nặng”.
Khi được chuyển viện từ Hải Dương tới Hà Nội điều trị, bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, phải thở máy ngay khi nhập viện Nhiệt đới Trung ương. Xét nghiệm thấy phổi bị nhiễm trùng, bệnh nhân tiên lượng nặng do cao tuổi và có kèm bệnh nền phì đại tiền liệt tuyến, thoát vị đốt sống cổ.
Bác sĩ can thiệp đặt ống thông truyền dịch cho “bệnh nhân 1045”.
Hiện tình trạng phổi của bệnh nhân vẫn rất xấu, tuy nhiên các chỉ số đang tạm thời ổn định, đáp ứng thở máy tốt, các vấn đề nhiễm trùng đang được kiểm soát. Nếu tình trạng phổi bị diễn biến xấu và bất thường trong thời gian tới, bệnh nhân 1045 có thể phải can thiệp ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể).
Hiện tại bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng virus, hỗ trợ hô hấp.
“Bệnh nhân 1045” là ca mắc Covid-19 tại cộng đồng, có lịch sử dịch tễ phức tạp
Trước ngày 19/8, ông chỉ ở nhà tại xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc, Hải Dương.
Ngày 19/8, ông sốt cao 39 độ C, được con gái mua thuốc kháng sinh, hạ sốt cho uống và nghỉ ngơi tại nhà đến ngày 26/8.
Ngày 27/8, ông trở nặng, sốt cao, mệt mỏi nhiều, gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, sau đó ông về nhà con trai ở đường Cao Bá Quát, phường Hải Tân, TP Hải Dương.
Từ 27 đến 29/8, ông tiếp xúc với các y sĩ đến nhà truyền nước,
Ngày 30/8, bệnh nhân đỡ sốt và được vợ đưa đến phường Thanh Bình rồi về nhà tại thôn Khay, xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc.
17h ngày 30/80, ông bắt đầu sốt cao, đau đầu, mệt mỏi nhiều, vào bệnh viện đa khoa tỉnh, cách ly và điều trị tại khoa Truyền nhiễm. Được biết quá trình di chuyển suốt thời gian này đều dùng xe riêng của gia đình, không sử dụng phương tiện công cộng.
Ngày 1/9, xe cấp cứu chở ông tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tại Đông Anh, Hà Nội.
Chiều 2/7, Bộ Y tế ghi nhận ông là bệnh nhân 1045 sau khi xác nhận dương tính nCoV
Ổ dịch nhà hàng Thế giới bò tươi (36 Ngô Quyền)
Hiện chưa xác định nguồn lây đối với ca nhiễm mới này. Theo lịch sử dịch tễ, từ đầu tháng 7 đến ngày 30/8, người này không tiếp xúc với 20 ca nhiễm nCoV trên địa bàn. Ông cũng không liên quan đến hai ổ dịch ở thành phố Hải Dương là nhà hàng Thế giới bò tươi và cửa hàng Hiếu Trang, thôn Thanh Xá, xã Liên Hồng.
Theo vnexpress
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!