X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Không phải HO và SỐT CAO, 1/2 số ca nhiễm Covid-19 đã xuất hiện triệu chứng này!

Mất 6 phút để đọc
Không phải HO và SỐT CAO, 1/2 số ca nhiễm Covid-19 đã xuất hiện triệu chứng này!

Tình hình dịch bệnh tại nước ta đang diễn biến phức tạp, bạn cần cập nhật thêm một vài triệu chứng covid-19 khác để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

Những ngày vừa qua, người dân cả nước như ‘nín thở’ theo dõi tình hình Covid-19 trở lại, cụ thể là ở Đà Nẵng và Quãng Ngãi, các ca nhiễm mới trong cộng đồng đều chưa tìm ra dấu vết F0. Trước tình hình căng thẳng này, tất cả người dân ở mọi vùng miền trên tổ quốc cũng cần nâng cao kiến thức, bổ sung thêm nhiều thông tin mới để đối phó với dịch bệnh COVID-19.

trieu-chung-nhiem-covid-19

Triệu chứng về tiêu hóa cảnh báo nguy cơ nhiễm Covid-19

Chúng ta đều biết rằng, những triệu chứng phổ biến nhất của người bị lây nhiễm COVID-19 thường bao gồm: ho khan, sốt và khó thở.

trieu-chung-nhiem-covid-19

Các biểu hiện phổ biến của người nhiễm Covid-19.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, có những triệu chứng khác ít phổ biến hơn nhưng cũng cần đặc biệt chú ý, điển hình là tiêu chảy.

Một nghiên cứu quan sát phân tích dữ liệu từ dân số đa điểm tại Trung Quốc, được thực hiện bởi các nhân viên viên thuộc Nhóm chuyên gia điều trị y tế COVID-19 tại Vũ Hán công bố trên Tạp chí Tiêu hóa Mỹ vào ngày 18/3 cho thấy các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng xuất hiện ở khá nhiều trường hợp bệnh nhân dương tính với COVID-19.

trieu-chung-nhiem-covid-19

Đây là điều gây bất ngờ vì trước đây chúng ta chưa từng nghĩ đến, nhưng thực tế là có một nửa số người bị lây nhiễm đã gặp phải tình trạng trên. Đặc biệt hơn, so với những người không có vấn đề về đường tiêu hóa, nhóm có bệnh về đường tiêu hóa có nguy cơ tử vong cao hơn khi nhiễm COVID-19.

Cụ thể, trong 204 trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên tại 3 bệnh viện riêng biệt ở Vũ Hán với tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,9 tuổi (107 nam và 97 nữ), các nhà nghiên cứu đã khẳng định các triệu chứng hô hấp là dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết người bị lây nhiễm COVID-19. Nhưng quan trọng hơn là, có tới 99/204 bệnh nhân tham gia khảo sát (48,5%) có các triệu chứng về tiêu hóa khi tình trạng bệnh xấu dần đi theo thời gian. Điều đáng nói là có những bệnh nhân trong số đó còn không có các triệu chứng về hô hấp dù đã xác định dương tính với virus.

trieu-chung-nhiem-covid-19

Bên cạnh đó, những người có triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, bao gồm chán ăn hoặc ăn không ngon (83,8% bệnh nhân), tiêu chảy (29,3%), nôn (0,8%) và đau bụng (0,4%) cũng có “kết quả lâm sàng tồi tệ hơn và có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người không có triệu chứng tiêu hóa”, bác sĩ Brennan MR Spiegel, đồng Tổng biên tập Tạp chí Tiêu hóa Mỹ đã có phần giải thích trong bài công bố nghiên cứu.

Trước thực tế là bệnh nhân không có triệu chứng tiêu hóa có nhiều khả năng được chữa khỏi và xuất viện hơn so với bệnh nhân có triệu chứng, (60% những người không có triệu chứng tiêu hóa đã được xuất viện, so sánh với chỉ 34,3% bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa), BS Spiegel đã nhấn mạnh “cần chú ý đến triệu chứng tiêu chảy để đặt ra nghi ngờ về khả năng lây nhiễm COVID-19 từ sớm trong quá trình điều trị bệnh, thậm chí trước khi các triệu chứng liên quan đến hô hấp xuất hiện và phát triển”.

Tìm thấy virus SARS-CoV-2 trong phân

Được biết, bệnh nhân đầu tiên ở Mỹ bị nhiễm COVID-19 sau khi nhập viện đã báo cáo những cơn đau bụng và tiêu chảy. Theo báo cáo được công bố trên Tạp chí Y học New England, các nhà nghiên cứu sau đó đã lấy mẫu phân của bệnh nhân này đem đi xét nghiệm, họ đã tìm thấy RNA của virus SARS-CoV-2 trong đó.

Một nghiên cứu khác được chia sẻ trên biorXiv, một nền tảng đăng tải bài bài khoa học trước khi xuất bản, cho biết đã phát hiện ra dấu hiệu enzyme của virus corona trong các tế bào ruột non và ruột kết của bệnh nhân dương tính.

trieu-chung-nhiem-covid-19

Một số người mắc COVID-19 ở Việt Nam cũng báo cáo rằng họ bị tiêu chảy, nôn hoặc buồn nôn.

Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể tương đối hiếm: Một nghiên cứu được công bố trên nền tảng đăng tải bài bài khoa học trước khi xuất bản medRxiv đã xem xét dữ liệu từ 1.099 bệnh nhân COVID-19. Kết quả chỉ ra rằng có ít hơn 4% những người này bị tiêu chảy và khoảng 5% bị nôn.

Những triệu chứng không phổ biến này đã không được nhấn mạnh trong các hướng dẫn chính thức phát hành cho công chúng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ.

Cần chủ động theo dõi triệu chứng buồn nôn, nôn và tiêu chảy

Nghiên cứu trước đây chỉ ra một bệnh nhân SARS vào năm 2003 bị tiêu chảy đã phát tán virus trong phân qua đường nước thải, sau đó khiến cả một khu căn hộ ở Hồng Kông bị phơi nhiễm.

Không phải HO và SỐT CAO, 1/2 số ca nhiễm Covid-19 đã xuất hiện triệu chứng này!

Tiến sĩ Susan Kline, người phát ngôn của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ, nói với MedPage Today rằng các triệu chứng tiêu hóa là “không hiếm” ở bệnh nhân nhiễm SARS trong đợt bùng phát chết người năm 2003 của virus nguy hiểm này.

Tiến sĩ Kline còn nói rằng có nhiều căn bệnh gây buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa, ngay cả khi đó không phải là triệu chứng chính. Việc để ý đến các triệu chứng tiêu hóa có thể là một lưu ý rất quan trọng trong giai đoạn bùng phát của dịch COVID-19.

Nhờ các triệu chứng này, bệnh nhân có thể được theo dõi, chủ động cách ly sớm và điều trị sớm hơn.

Theo kenh14

Xem thêm

Câu chuyện từ đối tác
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
  • Hướng dẫn mọi người cách vệ sinh điện thoại ngừa virus Covid-19
  • NÓNG!!! Phong tỏa Bệnh viện C Đà Nẵng vì 1 ca nghi nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, bệnh nhân đang phải thở máy!
  • Video: Bệnh nhân ở Đà Nẵng là ca 416 mắc Covid-19 ở Việt Nam

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Hòa Đặng

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Không phải HO và SỐT CAO, 1/2 số ca nhiễm Covid-19 đã xuất hiện triệu chứng này!
Chia sẻ:
  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it