Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào?

Bệnh ăn mòn chân răng là bệnh thường gặp ở trẻ em. Cha mẹ cần biết cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách cũng như điều chỉnh trong ăn uống sinh hoạt để bảo vệ hàm răng của trẻ khỏi các tác nhân gây ăn mòn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em thường do chế độ ăn của trẻ có quá nhiều tinh bột và đường. Ngày Tết gần kề, mẹ nên chú ý chăm sóc răng miệng con ra sao? Bệnh cần điều trị bằng cách trám răng và thay đổi thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng.

Nội dung bài viết:

  • Tình trạng bé bị ăn mòn chân răng là thế nào?
  • Tác hại của bệnh ăn mòn chân răng
  • Nguyên nhân làm chân răng bé bị ăn mòn
  • Cách điều trị
  • Lưu ý cho ba mẹ

Ăn mòn chân răng ở trẻ em là bệnh gì?

Đây là bệnh lý về răng không những có thể xuất hiện ở người lớn mà ngay cả độ tuổi răng sữa cũng có thể bị. Khi răng bị ăn mòn, răng dần dần mủn và tiêu đi, không đau nhức, chỗ bị sún chỉ nông chứ không sâu như lỗ răng sâu, lâu dần chỉ còn những mỏm răng gần tụt xuống lợi làm chân răng nằm sát với lợi, rất cứng, đen bóng. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe răng miệng cũng như sự phát triển của răng vĩnh viễn trong tương lai.

Bạn có thể chưa biết:

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ gây ra những tác hại gì?

"Cái răng cái tóc là góc con người", mặc dù bệnh mòn chân răng rất khó phát hiện bằng mắt thường và không khiến trẻ bị đau đớn nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng của trẻ, trong đó có thể kể đến:

  • ảnh hưởng xấu đến khả năng nhai và phát âm của trẻ khi lớn lên
  • gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin khi trẻ nhận thức được về vấn đề răng miệng
  • răng bị mòn sẽ khiến tủy bị tổn thương dẫn đến nguy cơ mất răng sớm
  • răng sữa rụng trước thời điểm sẽ có thể làm cho răng vĩnh viễn mọc lên sai vị trí
  • khi răng sữa bị mòn hết lớp men bên ngoài sẽ ăn dần vào bên trong dẫn đến ê buốt ở chân răng

Bố mẹ đừng bất ngờ khi đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị mòn răng 

Bé Hùng hơn 2 tuổi, mẹ là chị Lê Thanh Hồng đã phát hiện một chiếc răng cửa của con bị lõm giống như mẻ răng. Ba tháng sau, chị Hồng phát hiện chiếc răng cửa thứ hai của bé cũng bị mòn tương tự chiếc kia. Kiểm tra bên trong miệng bé, mẹ bất ngờ thấy những chiếc răng hàm cũng có biểu hiện mòn đi, có những chiếc chỉ còn mỏm nướu.

Khi bác sĩ hỏi ra, người mẹ cho biết, bé thích ăn đồ ngọt như kẹo, sữa, uống nước có ga, ... mà nhiều khi vì chiều con nên mẹ đã không hạn chế. Thêm vào đó, bé chưa biết đánh răng, mẹ lại chủ quan không vệ sinh răng miệng cho bé nên răng con mới bị như vậy.

Ngày Tết đã kề cận, cơ hội để các bé được nếm thử đồ ngọt càng tăng lên khi người lớn cho rằng, đây là dịp có thể "thả lỏng" cho bé.

Chính vì vậy, các bác sĩ nha khoa cho biết, nguyên nhân mòn chân răng ở trẻ nhỏ chủ yếu do:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chế độ ăn uống quá nhiều tinh bột và đường
  • Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ chưa thật sự kỹ càng

Bạn có thể chưa biết:

Cách điều trị cho bé

Điều trị tình trạng bị ăn mòn chân răng phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của tổn thương và tính chất nhạy cảm của trẻ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mòn răng:

  • Nếu mòn răng ở mức độ nhẹ, mới phát, chưa bị nhạy cảm thì có thể không cần điều trị. Nếu cho trẻ dùng kem đánh răng chứa flour và nước súc miệng phù hợp thì tình trạng có thể được khắc phục.
  • Trường hợp răng bị tổn thương mòn sâu bên trong, bác sĩ có thể trám răng cho bé . Bác sĩ sẽ trám bù đắp lại chỗ bị mòn khuyết.
  • Nếu mòn trên mặt nhai mà gây ê buốt nhiều trong quá trình ăn nhai thì có thể bọc răng, trám răng.

Việc trám răng không những giúp chống mòn răng mà còn có thể ngăn chặn tình trạng sâu răng, từ đó đảm bảo sự an toàn cho răng sữa cho tới khi răng vĩnh viễn mọc lên. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý theo dõi sát sao tình trạng răng miệng của trẻ để có thể kịp thời chữa trị nếu răng của con có vấn đề, hạn chế tổn thương sâu về sau.

Những lưu ý dành cho bố mẹ về cách chăm sóc răng miệng của bé

Răng sữa bị sâu hay mòn thì răng vĩnh viễn vẫn có thể mọc lên bình thường. Tuy nhiên, lúc này răng vĩnh viễn sẽ có nguy cơ cao bị mọc lệch, mọc sai vị trí. Việc chăm sóc răng miệng của trẻ đúng cách vì thế rất quan trọng.

Bố mẹ cần lưu ý như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trao đổi với trẻ về các loại đồ ăn ngọt nên ăn ít và hạn chế ăn. Đây thực sự là điều khó khăn nên chính bản thân bố mẹ cũng phải làm gương cho bé, thống nhất rõ ràng khi nào cả nhà sẽ được ăn cùng nhau. Từ đó tránh được việc trẻ ăn vạ hoặc tỏ ra bực tức khi không được ăn đồ mình thích.
  • Hướng dẫn và tập cho con thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Bố mẹ có thể "dụ" bé đánh răng bằng máy đánh răng có nhạc, giúp trẻ cảm thấy thích thú hơn với việc đánh răng.
  • Tăng cường thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ

Ăn mòn chân răng ở trẻ em là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được nhờ điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày cho trẻ. Ngay từ khi sơ sinh, ba mẹ nên chú ý vệ sinh răng miệng cho bé, đồng thời tạo cho bé thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm. Đây là việc làm cần thiết đảm bảo con có hàm răng sữa luôn đều đẹp, sạch sẽ và có thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách. 

Khi bé bị ăn mòn chân răng, ba mẹ cần hướng dẫn bé cách chăm sóc răng và đưa trẻ đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để bác sĩ đưa ra hướng điều trị đúng đắn. Thông thường, bác sĩ sẽ đưa ra phương án tái khoáng mô răng bị mòn hoặc hàn trám răng.  Việc này được thực hiện rất nhẹ nhàng và nhanh chóng nên bố mẹ cũng không phải lo lắng con sẽ đau đớn hay khó chịu. Cuối cùng, bố mẹ cũng đừng quên dẫn trẻ đi khám răng định kỳ để kịp thời điều trị khi răng trẻ có vấn đề.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương