Trẻ bị sâu răng sữa là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Thế nhưng, rất nhiều mẹ không quan tâm và hầu như không để ý đến. Trên thực tế đây là một biểu hiện nguy hiểm của trẻ và cần sự can thiệp của bố mẹ. Hãy cùng chúng tôi cập nhật những điều bổ ích sau!
Trẻ bị sâu răng sữa và quan niệm của người lớn
Sức khỏe răng miệng của các bé nhiều khi chỉ được quan tâm ở một mức độ nhất định. Các bố mẹ đừng chủ quan, hãy tìm hiểu và quan tâm nhiều hơn về răng miệng của bé. Đặc biệt phải tránh xa những quan điểm sai lầm về sâu răng sau:
Sâu răng không cần phải đánh răng
Khi trẻ mới bắt đầu có răng sữa, nhiều bậc phụ huynh đã cho rằng trẻ không cần chải răng. Bởi lẽ, họ nghĩ răng của chúng còn thưa và thức ăn hoàn toàn không thể mắc phải. Thực tế, lại trái ngược hoàn toàn.
Trẻ có tới 20 chiếc răng khi trẻ được 2 tuổi rưỡi. Những chiếc răng mọc tương đối khí nhau. Nếu như bố mẹ không chải răng đều đặn cho con thì răng bé sẽ mắc lại mảng thức ăn. Từ đây sẽ làm răng của trẻ bị sâu nặng hơn và hư hỏng.
Sâu răng sữa không gây đau đớn cho trẻ
Nhiều mẹ cho rằng trẻ bị sâu răng sữa không đau đớn. Tuy nhiên, các mẹ đã sai. Răng sữa có dây thần kinh cảm giác, trẻ có thể sẽ đau nếu như bị sâu răng. Đau răng càng nhiều sẽ làm cho việc ăn uống, ngủ nghỉ của trẻ bị ảnh hưởng.
Răng sữa sẽ mất đi, không gây ảnh hưởng gì
Nhiều mẹ chủ quan cho rằng trẻ bị sâu răng sữa không sao. Qua thời gian, răng sữa sẽ mất đi và không ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Răng sữa sẽ được thay thế qua thời gian nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến răng mọc thay thế sau này.
Răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm sẽ làm cho lợi của bé bị khô. Răng thay thế vĩnh viễn sẽ rất khó để mọc lên. Và khi mọc lên có thể bị lệch và không đúng vị trí. Điều này sẽ làm cho gương mặt của bé ít nhiều bị thay đổi các mẹ nhé!
Làm điều gì khi trẻ bị sâu răng?
Chức năng của răng sữa không kém gì so với chức năng của răng vĩnh viễn. Nó sẽ giúp cho trẻ nhà bạn thực hiện việc nhai, nghiền, cắn, xé. Đồng thời, nó cũng giữ vai trò lớn trong quá trình tiêu hóa của trẻ. Nếu như thiếu như những chiếc răng sữa, quá trình phát triển của bé sẽ ảnh hưởng ít nhiều.
Dưới đây là 2 điều mẹ cần làm khi trẻ bị sâu răng sữa:
Khi vết sâu răng ở giai đoạn đầu
Để răng bé được tốt thì điều các mẹ cần làm đó là phòng bệnh cho con. Nếu như phát hiện răng sữa bị sâu, bố mẹ nên đưa bé đến phòng khám nha khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ dùng các biện pháp trám răng để ngăn chặn sự phát triển của sâu.
Răng sữa của trẻ sau khi được trám sẽ giữ cho răng không bị sâu nữa. Quá trình tiêu hóa của trẻ lúc này cũng được đảm bảo tốt hơn.
Khi thấy trẻ bị sâu răng sữa mà vết sâu đã lớn
Khi vi khuẩn đã phát triển đến giai đoạn tạo thành lỗ lớn trên răng trẻ, các mẹ đừng vội nhổ nó. Bởi lẽ, răng sữa nếu như nhổ quá sớm sẽ ảnh hưởng tới khung xương hàm. Đồng thời, như chúng tôi đã nói, có thể ảnh hưởng đến vị trí mọc răng vĩnh viễn sau này.
Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm cho gốc răng sữa bị lung lay và rụng đi. Việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ làm cho răng vĩnh viễn bị mọc sai vị trí.
Cách trị trẻ bị sâu răng tốt nhất ở giai đoạn này là bảo tồn. Hãy giữ cho trẻ đến tuổi thay răng vĩnh viễn. Và bố mẹ cũng đừng quên tham khảo những hướng điều trị của các bác sĩ.
Việc có sự can thiệp của bác sĩ sẽ làm cho bé bớt đau hơn. Ngoài ra cũng hạn chế tốt nhất những nguy cơ có hại cho sự phát triển sau này của bé.
Lời khuyên cho các bố mẹ
Để trẻ bị sâu răng sữa không hoàn toàn là lỗi của các mẹ. Nhưng làm thế nào để bé phát triển bình thường, khỏe mạnh là trách nhiệm của bố mẹ. Hãy nhắc nhở bé chăm sóc răng miệng thường xuyên.
Ngoài ra, hãy luôn theo dõi và quan sát kĩ những hiện tượng xảy ra với răng của bé. Từ đó, bố mẹ sẽ sớm có được phương pháp điều trị tốt nhất cho bé.
Trẻ bị sâu răng sữa luôn có những biện pháp điều trị thích hợp cho những giai đoạn khác nhau. Bố mẹ không cần phải quá hoảng hốt nhưng cũng không được chủ quan. Nếu con bạn đang mắc phải, hãy đưa bé đến khám nha khoa ngay nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!