theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách – Tập cho bé đánh răng từ khi nào?

Mất 6 phút để đọc
Chia sẻ:
•••
Chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách – Tập cho bé đánh răng từ khi nào?

Đánh răng hàng ngày là thói quen mà bất cứ bạn nhỏ nào cũng cần thực hiện nhằm giúp các bé bảo vệ răng miệng của mình. Các bậc cha mẹ hãy tập đánh răng cho con đúng cách để đảm bảo sau này bé có bộ răng trắng đều đẹp nhé!

Chăm sóc răng miệng cho bé sơ sinh

đánh răng cho con

Đánh răng cho con – Từ khi sơ sinh làm thế nào?

Khi bé sơ sinh bú sữa, có nhiều cặn sữa còn bám lại ở khoang miệng. Lúc này mẹ không cần dùng đến bàn chải hay kem đánh rang. Chỉ cần dùng 1 miếng vải mềm và ẩm để làm điều này. Lau sạch nướu răng của bé hai lần một ngày.

Dùng ngón tay làm sạch nướu trước, sau đó làm sạch lưỡi của bé. Hãy làm vệ sinh nướu của bé ngay sau khi cho bé bú và trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa mảng bám có thể gây sâu răng.

Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều đứa trẻ cảm thấy việc chà nướu có thể làm nướu bớt đau vào thời điểm mọc răng. Hơn nữa, khi những cái răng đầu tiên mọc lên, bé sẽ thích nghi với việc chà răng sau khi ăn, đồng thời sử dụng bàn chải đánh răng cũng dễ dàng hơn.

Độ tuổi mẹ bắt đầu nghĩ đến việc đánh răng cho con

  • Khi nhìn thấy chiếc răng đầu tiên mọc lên, mẹ có thể bắt đầu sử dụng bàn chải để chải răng cho bé. Sử dụng bàn chải mềm, có tay cầm lớn và đầu nhỏ. Thay bàn chải mới mỗi 2 – 4 tháng.
  • Khi bé được 3 tuổi, bạn mới bắt đầu cho bé dùng 1 lượng nhỏ kem đánh răng chứa fluoride, với lượng kem phết lên bàn chải bằng hạt đậu. Kem đánh răng có chứa fluoride có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Dù bé có nuốt 1 ít cũng không sao, nhưng bạn phải chắc là bé chỉ nuốt 1 lượng nhỏ.
  • Khi trẻ 3 – 6 tuổi: Trẻ bắt đầu mọc răng hàm và lần lượt thay răng, chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Đến lúc này, cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn.
  • Bé được 6 tuổi, bạn có thể để bé tự chải răng. Nhưng trước đó bạn nên hướng dẫn và giúp đỡ bé.
  • Bé 6 – 9 tuổi: cha mẹ vẫn nên kiểm tra việc chải răng của trẻ đều đặn để đảm bảo trẻ đánh răng đúng cách.
đánh răng cho con

Đánh răng cho con

Tập cho bé thói quen đánh răng để ngăn ngừa sâu răng

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ là do bú bình. Hội chứng bú bình xảy ra khi đứa trẻ bú những bình đầy sữa hoặc nước ép trái cây trong khoảng thời gian quá lâu. Chất đường chứa trong sữa hoặc trong nước ép trái cây có thể làm răng của trẻ bị phá hủy rất nhanh nếu bú quá lâu.

Những vấn đề nếu bé bị sâu răng

Mặc dù răng sữa của trẻ cuối cùng cũng sẽ được nhổ đi. Nhưng việc để trẻ bị sâu răng bởi vi khuẩn hoặc cặn bã thức ăn có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề khác như:

  • Tổn hại gốc răng
  • Hàm răng vĩnh viễn sẽ mọc lộn xộn, không thẳng hàng.
  • Nếu răng của trẻ bị nhổ quá sớm, có thể sẽ khiến hàm răng vĩnh viễn mọc chênh.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh: sâu răng và viêm nướu có liên quan đến các bệnh khác cho cơ thể khi trẻ trưởng thành. Như bệnh mạch máu não, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, xơ cứng động mạch, bệnh đường hô hấp, xương thủy tinh… Như vậy răng sữa có những chức năng rất quan trọng cho trẻ như nhai, phát âm, thẩm mỹ và “giữ chỗ” cho răng vĩnh viễn mọc, kích thích xương hàm phát triển. Cha mẹ cần lưu ý và chăm sóc những chiếc răng sữa của con khỏi bị sâu răng.

Phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Tập đánh răng cho con để phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Tạo hứng thú khi đánh răng cho bé

Giai đoạn đầu tập đánh răng cho bé có thể khá khó khăn. Mẹ hãy kiên nhẫn giải thích tập cho con dần dần. Nếu bé lớn mẹ hãy giải thích cho con việc cần thiết phải đánh răng mỗi ngày.

Bên cạnh việc lựa chọn cho bé loại bàn chải có kiểu dáng dễ thương, màu sắc nổi bật. Loại kem đánh răng có mùi thơm hấp dẫn. Tạo hứng thú giúp bé thích đánh răng mỗi ngày đơn giản như sau:

  • Cùng đánh răng với bé và thi đua xem ai đánh răng đúng cách hơn, sạch hơn, hơi thở thơm tho hơn;
  • Khi bé đánh răng xong hãy tỏ ra khen ngợi bé: Con của mẹ thật giỏi, răng con đã trắng đẹp hơn rồi đấy, con đánh răng đúng cách nên hơi thở thật thơm tho… Bé sẽ càng có hứng thú để đánh răng đúng cách, đều đặn;
  • Hãy tập cho bé đánh răng đều đặn mỗi ngày vào một giờ cố định để hình thành thói quen. Cứ đến giờ đó lại biết mình phải đánh răng;
  • Hãy cho bé thấy sự khác nhau giữa hàm răng trắng đẹp do đánh răng đều đặn và hàm răng xỉn màu. Bị sâu răng vô cùng xấu xí do lười đánh răng để bé có thêm động lực, hứng thú.

Ngoài ra nên định kỳ hàng năm cho bé đi kiểm tra sức khỏe răng miệng 1-2 lần để phòng ngừa các bệnh răng miệng thường gặp.

Theo theAsianparent

Xem thêm

  • Đánh răng trẻ: Khi nào nên bắt đầu và cách tốt nhất để thực hiện nó
  • Chăm sóc răng sữa, nếu không đúng cách – sẽ làm hỏng răng con
  • Lịch mọc răng và cách chăm sóc răng miệng cho trẻ
  • Phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

ngocanh

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách – Tập cho bé đánh răng từ khi nào?
Chia sẻ:
•••
  • Nếu không muốn con bị sâu hết cả hàm răng thì cha mẹ phải nhớ những lưu ý chăm sóc răng cho trẻ này

    Nếu không muốn con bị sâu hết cả hàm răng thì cha mẹ phải nhớ những lưu ý chăm sóc răng cho trẻ này

  • Ba mẹ đã sắm các vật dụng chăm sóc răng miệng cần thiết cho bé theo từng tháng tuổi?

    Ba mẹ đã sắm các vật dụng chăm sóc răng miệng cần thiết cho bé theo từng tháng tuổi?

  • 4 hành vi dễ khiến thai nhi 'khó thở', mẹ bầu nhớ tránh để bảo bé yêu an toàn

    4 hành vi dễ khiến thai nhi 'khó thở', mẹ bầu nhớ tránh để bảo bé yêu an toàn

app info
get app banner
  • Nếu không muốn con bị sâu hết cả hàm răng thì cha mẹ phải nhớ những lưu ý chăm sóc răng cho trẻ này

    Nếu không muốn con bị sâu hết cả hàm răng thì cha mẹ phải nhớ những lưu ý chăm sóc răng cho trẻ này

  • Ba mẹ đã sắm các vật dụng chăm sóc răng miệng cần thiết cho bé theo từng tháng tuổi?

    Ba mẹ đã sắm các vật dụng chăm sóc răng miệng cần thiết cho bé theo từng tháng tuổi?

  • 4 hành vi dễ khiến thai nhi 'khó thở', mẹ bầu nhớ tránh để bảo bé yêu an toàn

    4 hành vi dễ khiến thai nhi 'khó thở', mẹ bầu nhớ tránh để bảo bé yêu an toàn

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
  • cộng đồng
  • Trở thành cha mẹ
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Sức khỏe
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng

Tải app của chúng tôi

google play store
Appstore
  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
Xem trong app