Cách chăm sóc răng sữa để con không sâu răng

Cách chăm sóc răng sữa để con không sâu răng

Chăm sóc răng phải bắt đầu khi bé có chiếc răng đầu tiên. Bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp con giữ gìn hàm răng khỏe mạnh.

Chăm sóc răng sữa – Vì chủ quan cho rằng răng sữa rồi sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, một số mẹ chỉ tá hỏa đi tìm cách khắc phục khi hàm răng sữa của con đã bị hư gần hết.

Vậy răng sữa đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển toàn diện của trẻ và làm thế nào để giữ cho trẻ một hàm răng khỏe mạnh, hãy cùng Theasianparent tìm hiểu nhé!

1. Vai trò của răng sữa

chăm sóc răng

Răng sữa đóng vái trò rất quan trọng trong sinh hoạt thường ngày của bé

Răng sữa đóng vái trò rất quan trọng trong sinh hoạt thường ngày của bé. Chúng giúp tiêu hóa thức ăn, hình thành phát âm và giọng nói. Một vai trò đặc biệt quan trọng là giúp định hướng cho quá trình thay răng vĩnh viễn ở trẻ.

Nói chung, răng sữa bắt đầu xuất hiện từ lúc bé được 4 đến 7 tháng tuổi. Những chiếc răng đầu tiên thường là 2 răng ở hàm dưới.

Khi bé bắt đầu mọc răng, bạn có thể nhận thấy chúng chảy dãi nhiều hơn hoặc muốn nhai mọi thứ. Quá trình mọc răng sữa kết thúc khi trẻ được khoảng 2 tuổi rưỡi tới 3 tuổi.

Khoảng thời gian từ 3 tuổi tới 5 tuổi là quá trình phát triển của răng sữa và khi bé bước vào độ tuổi thứ 5, 6 răng vĩnh viễn bắt đầu mọc và thay thế cho răng sữa.

Vì thế răng sữa đóng vai trò như một vật giữ chỗ, và định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu vì một nguyên nhân nào đó (thường là do bệnh lý răng miệng) răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ khi chưa đến lúc, mầm răng vĩnh viễn bên dưới mọc lên sẽ khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch.

Mặt khác, nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, bé có thể bị nói ngọng, biếng ăn, suy dinh dưỡng,.. Và một hàm răng sún sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ trên khuôn mặt bé yêu.

2. Chăm sóc răng sữa cho trẻ đúng cách

Thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng không đúng cách ở răng sữa có thể ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn. Do đó, cha mẹ cần chăm sóc răng sữa của trẻ thật cẩn thận.

Chăm sóc những chiếc răng đầu tiên

Khi bé mới mọc răng, chưa biết cách súc miệng, cha mẹ có thể cho bé uống nước sau ăn để tráng miệng. Dùng gạc quấn quanh ngón tay nhúng vào nước sạch để lau miệng, răng, lợi cả bên trong lẫn bên ngoài cho trẻ.

Hạn chế cho trẻ ngậm ti giả hoặc mút ngón tay

cham-soc-rang

Trẻ nhỏ thường thích mút tay hoặc ngậm ti giả. Khi trẻ mút tay hay ngậm ti giả động tác mút sẽ đẩy các xương hàm chưa liền thành một khối ra phía trước gây hô xương và có thể làm hô răng rất xấu.

Cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng

Thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

Không để bé ngậm bình sữa, nước hoa quả khi ngủ

Nếu bé có thói quen đi ngủ khi đang bú bình thì sẽ tốt cho răng chút nào. Thức uống có chứa nhiều đường đó sẽ bám vào răng trẻ trong nhiều giờ khiến hỏng men răng.

Tuyệt đối không cho trẻ uống nước có ga

Trẻ được 2-3 tuổi đã biết biểu đạt nhu cầu khát nước, đòi uống nước. Tuy nhiên khi cho trẻ uống nước ngọt có gas, sẽ làm tăng sự đào thải canxi qua nước tiểu. Làm ảnh hưởng tới sự phát triển của xương và răng.

Cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn

Chỉ cần một ít nước sau mỗi bữa ăn cũng có thể rửa sạch răng cho bé, loại bỏ những thức ăn thừa trong miệng.

Dạy bé chải răng

cham-soc-rang

Sau khi răng đã hình thành, việc dạy cho trẻ tự biết chăm sóc răng miệng là một việc làm cần thiết để phòng tránh các bệnh răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Đánh răng kỹ hằng ngày, sau bữa ăn hoặc sau khi ăn đồ ngọt.

Chọn bàn chải và kem đánh răng

Chọn bài chải, kem đánh răng phù hợp: đầu nhỏ, dễ cầm, lông bán chải mềm, màu sắc và hình thù bắt mắt phù hợp với sở thích của trẻ. Không nên chọn kem đánh răng có flour vì có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ với các triệu chứng đau bụng, đi ngoài, nôn mửa,…

Cho con khám nha sỹ định kỳ

Hiệp hội Nha khoa Trẻ em Hoa Kỳ khuyên nên đưa trẻ đi khám răng ít nhất 2 lần một năm. Nếu trẻ có nguy cơ sâu răng cao, có bất thường về phát triển hay vệ sinh răng miệng kém thì cần khám răng định kỳ thường xuyên hơn.

Chăm sóc răng phải bắt đầu khi bé có chiếc răng đầu tiên, chứ không phải đợi khi có đủ cả hàm mới bắt đầu thì đã quá muộn.

Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp con giữ gìn hàm răng khỏe mạnh. Lười chăm sóc răng cho trẻ hoặc chăm sóc răng không đúng cách, có thể gây ra hậu quả xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe và vẻ đẹp hình thể của con sau này.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của những chiếc răng sữa và cách bảo vệ chúng. Hãy tham khảo thêm các thông tin khác tại website của chúng tôi, sẽ rất hữu ích cho  trong quá trình nuôi dạy con yêu cha mẹ nhé!

Theo TheAsianparent

Xem thêm các bài liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!