Bé thay răng cửa lâu mọc có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó cần kể đến thói quen mút tay, bú bình nhiều. Làm thế nào để ngăn ngừa vấn đề này xảy ra với bé? Đây điều là những thắc mắc của các bậc cha mẹ khi có con ở độ tuổi từ 6 đến 8. Và những câu hỏi này sẽ được giải đáp qua bài viết ngay sau đây. Bạn hãy cùng theo dõi nhé!
- Trẻ thay răng lúc mấy tuổi?
- Những nguyên nhân khiến bé thay răng cửa lâu mọc
- Tình trạng răng cửa bé lâu mọc gặp sẽ gây ra biến chứng gì?
- Ngăn ngừa tình trạng răng cửa lâu mọc ở trẻ
Trẻ thay răng lúc mấy tuổi?
Ở đa số trẻ, răng sữa sẽ lung lay khi bé được 5-6 tuổi, cũng có bé mới 4 tuổi đã thấy răng sữa lung lay hoặc tận 7-8 tuổi mới có tình trạng này.
Thông thường răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa vừa rụng. Chân răng sữa lung lay và rụng đi vì áp lực của răng vĩnh viễn ở bên dưới.
Vậy trẻ mấy tuổi thay răng? Tuổi mọc răng vĩnh viễn của bé thông thường là:
- Từ 6 đến 8 tuổi: Mọc 4 răng cửa bên dưới;
- Từ 7 đến 9 tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.
Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự mọc của các răng vĩnh viễn sẽ tương tự như răng sữa, chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước.
Bạn có thể chưa biết:
4 cách hiệu quả giúp bé sơ sinh không còn đau nhức vì mọc răng
Bé mọc răng phát sốt và những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc con
Những nguyên nhân khiến bé thay răng cửa lâu mọc
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng bé thay răng lâu mọc chỉ do cơ địa hoặc do bé ăn nhiều đồ lạnh. Quan niệm dân gian này chỉ đúng trong một vài trường hợp. Thực chất, vấn đề răng cửa lâu mọc đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Răng cửa mọc ngầm, bị mất định hướng khi mọc hoặc không có chỗ mọc trên khung hàm khiến răng không phát triển được.
- Nướu gặp phải tình trạng xơ hóa, trở nên dày hơn khiến răng không mọc lên được.
- Không có mầm răng hoặc mầm răng bị mất đi do tổn thương hoặc va đập khi vận động.
- Răng bị cứng khớp, dính chặt vào xương hàm, không thể mọc lên được. Dù đây chỉ là nguyên nhân hiếm gặp nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý.
- Răng cửa của bé lâu mọc do trẻ có thể trạng yếu, thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi khiến răng không phát triển và mọc được.
- Bé thay răng cửa lâu mọc còn do những thói quen xấu như: đẩy lưỡi, nghiến răng, bú bình, mút tay, thở bằng miệng, cắn chặt răng trong lúc ngủ…
Thói quen mút tay cũng là một nguyên nhân khiến răng cửa lâu mọc
Tình trạng thay răng cửa lâu mọc gặp phải những biến chứng gì?
Thời gian mọc răng cửa vĩnh viễn của trẻ tùy thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống, thói quen và di truyền từ bố mẹ. Khoảng thời gian này thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên nếu thời gian mọc răng quá lâu sẽ để lại những biến chứng đáng lo ngại như sau:
- Khi răng cửa bị mất quá lâu sẽ khiến xương hàm ở vị trí đó của trẻ bị tiêu biến. Điều này gây nên tình trạng viêm xương hàm hoặc khiến cung hàm bị thu nhỏ. Từ đó gây ra tình trạng mất thẩm mỹ như: hô, móm, khớp cắn ngược… Thậm chí người gặp phải tình trạng này còn có nguy cơ bị rụng răng sớm khi về già.
- Bé thay răng cửa lâu mọc còn khiến các răng còn lại mọc khấp khểnh, lộn xộn… Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể khiến khuôn mặt trẻ bị biến dạng.
- Tình trạng răng mọc lệch còn có thể gây tổn thương cho những chiếc răng xung quanh. Đây là nguyên nhân gây viêm, mưng mủ khiến trẻ bị sưng má, ê buốt kéo dài.
Tình trạng răng lâu mọc gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tính thẩm mỹ
Bạn có thể chưa biết:
Cách chăm sóc răng sữa để con không sâu răng
Thứ tự mọc răng của bé mà các phụ huynh cần nắm vững
Ngăn ngừa tình trạng răng cửa lâu mọc ở trẻ
Như đã đề cập, tình trạng bé thay răng cửa lâu mọc tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và thẩm mỹ. Do đó, để ngăn ngừa những điều không hay này có thể xảy ra với bé, bạn hãy cùng lưu ý những vấn đề sau:
- Cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn về chế độ ăn uống và dinh dưỡng của bé trong quá trình thay răng vĩnh viễn. Cụ thể, bạn cần bổ sung cho bé đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như: canxi, vitamin D, A, B, kẽm… Những dưỡng chất này nên được bổ sung tự nhiên qua các nguồn thực phẩm như: thịt đỏ, cá, trứng, rau xanh, củ quả…
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng của bé cần được chú ý nhiều hơn trong quá trình thay răng
- Bạn cần hạn chế cho bé ăn thực phẩm chứa nhiều chất bột, đường. Ví dụ như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh…
- Trẻ nên được tập thói quen đánh răng, giữ gìn vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Duy trì đều đặn giúp bé có hàm răng chắc khỏe và trắng sáng.
- Cha mẹ cũng cần nhắc nhở trẻ bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của răng như: mút tay, lấy lưỡi đẩy răng, thở bằng miệng…
- Bạn nên đưa bé đến nha sĩ kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần. Các nha sĩ sẽ kịp thời phát hiện và xử lý những tình trạng nguy hiểm về răng.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn những kiến thức về tình trạng bé thay răng cửa lâu mọc. Theo đó, nếu bé gặp phải tình trạng này, bạn cần đưa bé đến nha sĩ để được chữa trị kịp thời. Bạn cũng cần chú ý chăm sóc và quan tâm bé nhiều hơn trong giai đoạn thay răng. Điều này giúp bé có thể sở hữu hàm răng đẹp, đều và chắc khỏe. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích mà bạn đang quan tâm và tìm kiếm!
Nguồn thông tin: Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!