Thuê người giúp việc để chăm sóc con là một việc đa số các cặp vợ chồng bận rộn thường lựa chọn. Thế nhưng, đây cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường. Người giúp việc bất cẩn đã hại chết bé trai 4 tuổi.
EDU.NESIA.WEB.ID
Tính mạng gặp nguy hiểm của bé trai 4 tuổi bị đặt vào tay ả giúp việc bất cẩn
Nhiệm vụ chính của người giúp việc đến từ Indonesia Kusrini Bt Caslan Arja là chăm sóc cậu bé ốm yếu luôn cần hỗ trợ hồi sức để làm sạch đờm và chất nhầy từ cổ họng bằng máy hút. Theo Kênh Channel NewsAsia, mẹ của cậu bé, cũng là một y tá, đã huấn luyện cho cô bảo mẫu đầy đủ về cách sử dụng thiết bị y tế. Cô đã được hướng dẫn cụ thể để đặt đầu hút (khoảng bằng kích cỡ của ngón cái người lớn), chỉ trên mũi và môi của trẻ, và không bao giờ được để trong miệng.
Vào một ngày, Kusrini cảm thấy cậu bé có nhiều chất đờm hơn bình thường, và quyết định sử dụng máy hút. Theo tờ The Straits Times, cô bảo mẫu đã chèn đầu hút vào miệng của cậu bé vì cho rằng nó sẽ giúp giải phóng lượng đờm nhiều hơn và nhanh hơn.
Tuy nhiên, vì mạnh tay bất cẩn, chiếc đầu hút đã bị mắc kẹt trong cổ họng cậu bé. Dù đã cố gắng hết sức có thể, cô ta cũng không thể lấy nó ra bằng ngón tay. Quá hoảng sợ, cô ta bèn đưa tay phải vào miệng cậu bé để tháo đầu hút và làm điều đó trong suốt 8 phút.
Lúc bấy giờ, người giúp việc bất cẩn phát hiện cậu bé bắt đầu tím tái và chảy máu.
Cố gắng che dấu tội lỗi
Cảm thấy được tình trạng nguy hiểm, cô liền lấy máy thở ô-xy để lên miệng cậu bé, sau đó cô trở lại, tháo máy thở và cố lây chiếc đầu hút nhưng vẫn bất lực. Không muốn bị bắt vì hành vi của mình, cô đã lau hết máu trong miệng và quần áo của bé trai. Tuy nhiên, cha mẹ của cậu bé đã nhìn thấy người giúp việc đặt máy thở ô-xy thông qua camera quan sát và gọi điện kiểm tra. Nghe điện thoại, Kusrini vẫn khẳng định chắc nịch rằng mọi thứ đều ổn. Chỉ đến khi họ về nhà vào tối đó, cha mẹ cậu bé mới phát hiện ra sai lầm khủng khiếp đã gây tổn hại đến con trai của mình.
Nhịp tim của cậu bé tăng cao và ống của máy hút thì đầy máu. Nghĩ tới việc tồi tệ nhất, người mẹ mở miệng con trai mình và nhìn thấy đầu hút kẹt trong cổ họng cậu bé. Giữ bình tĩnh, người mẹ lấy chiếc đầu hút bằng nhíp y tế và nhanh chóng gọi xe cứu thương.
Trong khi đó, Kusrini vẫn tiếp tục giữ im lặng.
Cậu bé được đưa đến Bệnh viện KK với vết cắt được phát hiện trong cổ họng của mình và phải ở lại bệnh viện liên tục trong 2 ngày. Video được quay lại trên camera cho thấy rõ toàn bộ quá trình xảy ra vụ việc. Một điều kinh khủng đó là chiếc đầu hút bị mắc kẹt trong cổ họng của cậu bé trong suốt gần 12 giờ đồng hồ!
Người giúp việc bất cẩn đã nhận tội
Khi bị xét xử tại tòa, Kusrini tỏ thái độ hối hận và thừa nhận tội trạng của mình. Theo tờ The Straits Times, Phó công tố viên Teo Lu Jia đã đưa ra yêu cầu giam giữ nghiêm ngặt, khẳng định rằng người giúp việc đã đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng của cậu bé và “đầu hút trong cổ họng của nạn nhân có thể đã dẫn đến tình trạng nghẹt thở”. Hơn thế nữa, thay vì nhờ giúp đỡ, cô ta đã cố che đậy sai lầm của mình.
Thẩm Phán Quận Low Wee Ping nhận định rằng hành vi xâm hại có thể không phải là cố ý và nói rằng “Việc để cho một người giúp việc thực hiện các công việc y tế như vậy chính là một sai sót lớn.” Thẩm phán nói thêm, “Chúng ta đã quá bất cẩn trong việc thuê người giúp việc, chúng ta thuê họ như những người rửa xe, thợ sửa ống nước, thợ sơn, người chăm sóc y tế … khi chúng ta không nên làm vậy. Và khi họ làm điều gì sai trái thì chúng ta lại chỉ tay và đổ lỗi cho họ.”
Vụ án hiện vẫn đang tiếp tục được thảo luận tại tòa án.
Cảnh tỉnh với các cha mẹ để con cho người giúp việc
Cậu chuyện đáng tiếc trên là hồi chuông báo động cho các bậc cha mẹ về sự cẩn trọng khi để trẻ mắc bệnh hay phải nằm liệt giường cho người giúp việc chăm sóc. Liệu bạn có thể đảm bảo rằng họ sẽ tuân thủ đúng các hướng dẫn? Đặc biệt là khi trẻ chưa biết nói hoặc không thể giao tiếp bình thường? Sau đây là một vài lời khuyên cho bạn:
- Thuê người giúp việc có kinh nghiệm: Khi tìm kiếm cho một người nào đó để chăm sóc con nhỏ, hãy luôn luôn kiểm tra xem người giúp việc có kinh nghiệm với các công việc tương tự trước đó hay không. Một người kinh nghiệm còn non kém có thể thiếu sự trưởng thành và kiên nhẫn để xử lý các tình huống xảy ra với con bạn. Nếu đứa trẻ bị bệnh và cần được chăm sóc y tế kĩ lưỡng thì việc tìm người được đào tạo chuyên môn bài bản lại càng quan trọng.
- Đưa ra quy định rõ ràng: Ngay từ đầu, người giúp việc cần phải nắm rõ các quy tắc khi làm việc tại nhà bạn. Các quy định này càng rõ ràng càng tốt, chẳng hạn như công việc cần phải được hoàn thành hàng ngày, việc sử dụng điện thoại di động, việc rời khỏi nhà mà không được phép…
- Hãy giao tiếp và đào tạo người giúp việc: Bất cứ khi nào có thể, hãy viết cụ thể các hướng dẫn mà bạn cần người giúp việc theo dõi, và đặt nó lên tường, hoặc trên tủ lạnh. Thậm chí bạn có thể dành thời gian nghỉ để đào tạo họ trong những ngày đầu, cho đến khi họ quen với môi trường của gia đình bạn. Hướng dẫn họ cách chính xác để chăm sóc con mình.
- Đưa ra hướng dẫn chi tiết: Giải thích với người giúp việc của bạn về cách cô ấy nên chăm sóc cho con bạn. Nên rõ ràng trong việc liệu họ có được phép kỷ luật con của bạn và cách họ làm điều đó như thế nào. Đôi khi việc lơ là những thứ không được đề cập đến có thể khiến người giúp việc tự thực hiện theo ý mình và điều này có thể không làm bạn vừa ý.
- Quan sát con bạn để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo: Hãy luôn luôn theo dõi tình trạng của con mình. Con có ngủ nhiều hơn bình thường hay ăn không ngon không? Kiểm tra cơ thể con nếu có bất kỳ dấu hiệu bầm tím. Chú ý khi con sợ hãi người giúp việc ở xung quanh.
- Sử dụng camera quan sát: Việc này cho phép bạn biết những gì đang xảy ra trong nhà, đặc biệt khi bạn đang ở ngoài. Tuy nhiên bạn cũng nên để cho người giúp việc biết việc camera được lắp đặt để tránh những than phiền về sự vi phạm quyền riêng tư.
- Kiểm tra bất ngờ: Đừng chỉ duy trì các mốc thời gian cố định. Hãy thỉnh thoảng bất ngờ về nhà sớm hơn để kiểm tra xem có điều gì bất trắc xảy ra hay không.
- Khuyến khích sự trung thực: Luôn khuyến khích người giúp việc thành thực với bạn. Vì dụ như, nếu con bạn ngã hoặc đụng chạm vào một nơi nào đó, hãy hỏi người giúp việc để biết chi tiết cụ thể và khuyến khích họ trung thực về nó. Đưa ra góp ý mang tính xây dựng và không lạm dụng người giúp việc. Nếu con bạn bị thương, người giúp việc phải biết rằng mình có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bạn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!