Bé không chịu ngủ là nỗi lo của tất cả phụ huynh từ khi con còn sơ sinh cho đến lúc lớn lên, và cũng không đơn giản để giải quyết vấn đề này. Khi trẻ bắt đầu độ tuổi đến trường, có thể bé sẽ không cần ngủ nhiều như khi mới chập chững biết đi, nhưng cơ thể trẻ vẫn cần nghỉ ngơi nhiều. Cụ thể, với các từ 6 đến 13 tuổi cần khoảng 9 đến 11 giờ để ngủ. Hoặc trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi cần khoảng 10 đến 13 giờ im lặng (tùy thuộc vào nhu cầu ngủ của trẻ).
Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ em đến tuổi đi học có rất nhiều thứ cạnh tranh sự chú ý của chúng và khiến chúng phải chiến đấu đi ngủ và cản trở việc ngủ đủ giấc. Việc đó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, sự hoạt bát và vấn đề học tập của bé. Vậy nếu bé không chịu ngủ thì phải làm thế nào? Có lẽ các mẹ nên ngó qua những lý do có thể ảnh hưởng đến việc bé không chịu ngủ cũng như những biện pháp được gợi ý dưới đây.
Giấc ngủ vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ
Những lý do bé không chịu ngủ
1. Các thiết bị điện tử
Theo các thống kê cho thấy, những năm trở lại đây, TV, điện thoại di động, trò chơi điện tử,… đều là những thứ không thể tách rời, không chỉ đối với các trẻ lớn mà thậm chí là đối với các bé nhỏ. Những thiết bị này vô hình chung không chỉ gây nghiện và làm tăng tỷ lệ nhìn vào màn hình thay vì mọi thứ xung quanh của trẻ, mà bên cạnh đó các nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể can thiệp vào việc bé không chịu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc.
Lời khuyên cho các mẹ trước trường hợp này là đừng để trẻ em xem TV hoặc chơi trò chơi video ít nhất một giờ trước khi đi ngủ mà thay vào đó, hãy làm một cái gì đó yên tĩnh và nhẹ nhàng, như tắm và đọc sách với bạn.
Cha mẹ nên để máy tính và các màn hình khác ra khỏi phòng ngủ của con bạn. Ngay cả màn hình nhỏ, chẳng hạn như điện thoại thông minh. Đã có chứng minh cho thấy điện thoại cảm ứng là yếu tố chủ yếu gây ra vấn đề về giấc ngủ cho trẻ em, xem điện thoại có thể khiến bé thức khuya không ngủ. Một nghiên cứu vào tháng 1 năm 2015 với hơn 2.000 trẻ em từ lớp 4 đến lớp 7 được xuất bản trên Pediatrics cho thấy trẻ em ngủ gần điện thoại thông minh hoặc thiết bị màn hình nhỏ khác ngủ ít hơn các bé không được phép có các loại thiết bị này trong phòng ngủ.
Chơi điện thoại làm bé thức khuya
2. Đột ngột lên giường đi ngủ
Thật khó cho bất cứ ai, một đứa trẻ hay một đứa trẻ trưởng thành đột ngột chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang việc ngủ mà không có một khoảng thời gian phù hợp hay một thói quen cụ thể. Nếu bạn không cho phép con bạn có chút thời gian thư giãn trước khi đi ngủ, rất có thể bé sẽ không thể ngủ ngay được.
Hãy cho trẻ một chút thời gian kể từ lúc vẫn đang tỉnh táo đến khi ngủ bằng cách đảm bảo có sự yên tĩnh và bình yên khi tắm, khi đánh răng hay đọc sách. Cho trẻ ngủ với đồ yêu thích hoặc thử một số tư thế yoga, duỗi cơ. Chơi một vài bản nhạc yên tĩnh và làm mờ ánh sáng cũng có thể giúp ích trong việc đưa con bạn vào trạng thái nghỉ ngơi và đi ngủ.
3. Thời gian ngủ không nhất quán và cố định
Tạo thói quen đến giờ đi ngủ cho con
Một vấn đề khác có thể cản trở giấc ngủ của trẻ là tình trạng cho phép bé đi ngủ vào một thời điểm nhất định vào một đêm và sau đó vào một thời điểm rất khác vào đếm tiếp theo. Bạn có thể thấy sẽ không là vấn đề gì to tát nếu cho phép trẻ đi ngủ muộn vào ngày cuối tuần hơn là những ngày thường.
Thật không may, giờ đi ngủ không nhất quán sẽ chỉ khiến trẻ mệt mỏi hơn vào hôm sau hay thậm chí là khó có thể quay trở lại giờ đi ngủ thông thường. Nhiều cha mẹ cho rằng có thể cho bé ngủ bù vào hôm sau; tuy nhiên việc thức khuya và “trở nợ ngủ” vào ngày tiếp theo không thực sự có thể bù đắp giấc ngủ cho trẻ. Hãy đảm bảo giờ đi ngủ của bé rơi tầm vào khoảng 9-11 giờ tối (được Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia khuyên dùng cho trẻ em từ 6 đến 13 tuổi) để tránh việc bé không chịu đi ngủ vào những ngày thất thường.
4. Nồng độ Caffein
Một thủ phạm khác có thể cản trở giấc ngủ của trẻ có thể được giấu trong chế độ ăn uống của bé: caffeine. Nếu món tráng miệng của con bạn hoặc một bữa ăn nhẹ vào cuối ngày thường có bánh quy sô cô la, sữa sô cô la hoặc bất kỳ món sô cô la nào khác, bé có thể sẽ không chịu ngủ vì sô cô la có chứa caffeine.
Các nguồn caffeine tiềm ẩn khác mà trẻ em có thể uống bao gồm các loại trà trái cây đóng chai (chúng vẫn là trà và có caffeine, chưa kể lượng đường rất lớn), nước tăng lực, đồ uống thể thao, thanh năng lượng và thậm chí một số loại nước ngọt có ga khác.
5. Hoạt động quá khích trước giờ đi ngủ
Ý tưởng về một trận đấu bằng gối nằm có thể rất vui, nhưng nó sẽ khiến trẻ quá phấn khích ngay trước khi đi ngủ và khiến bé tràn đầy năng lượng thay vì thư giãn. Một bộ phim kinh dị hay chuyện ma cũng là những trò giải trí không nên trong trường hợp này vì sẽ tác động đến thần kinh, làm bé hoảng sợ, làm bé thức khuya không chịu ngủ.
Vì vậy mẹ hãy chắc chắn rằng trẻ có nhiều hoạt động thể chất trong ngày và bám vào các hoạt động yên tĩnh và bình tĩnh trước khi trẻ bắt đầu thói quen đi ngủ.
6. Phòng ngủ không được trang trí phù hợp cho một giấc ngủ ngon
Môi trường phòng ngủ rất quan trọng
Nếu phòng ngủ của con bạn quá nóng hoặc bừa bộn hoặc không đủ tối (ngoại trừ đèn ngủ nếu bé muốn), bé có lẽ không thể thư giãn đủ để dễ chìm vào giấc ngủ. Di chuyển tất cả các loại thiết bị điện tử có màn hình như đã nói trên hay tắt đèn để biến căn phòng thành “ốc đảo yên tĩnh” và dễ dàng hơn cho việc đi ngủ của trẻ
Có thể con bạn cũng có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ như ngưng thở, hội chứng chân không yên, ác mộng, sợ hãi ban đêm hoặc mất ngủ làm cho bé không chịu đi ngủ. Đến gặp ngay các bác sĩ nhi khoa nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn có thể có vấn đề về giấc ngủ có nguyên nhân sinh lý hoặc ngay cả sau khi bạn thử tất cả các chiến lược trên mà không hề có hiệu quả.
Theo verywellfamily
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!