Hiện tượng bé hay vặn mình khi ngủ ở lứa tuổi 5-6 tuần tuổi cũng là hiện tượng sinh lý. Hiện tượng này sẽ hết khi trẻ trên 4 tháng. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ muốn biết nguyên nhân vì sao trẻ lại có hiện tượng vặn mình như vậy? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của chúng tôi nhé!
Nội dung bài viết:
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ
- Trẻ hay vặn mình khi ngủ có sao không?
- Mẹ nên làm gì khi bé hay vặn mình khi ngủ?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình do đâu?
Trẻ ngủ trên nệm quá cứng, gối đầu cao hoặc tư thế ngủ khiến trẻ không được thoải mái. Có thể phòng ngủ của bé không được thoáng mát và có ít ánh sáng. Do đó, các mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày và bổ sung thêm vitamin D3, canxi và kẽm trong chế độ dinh dưỡng của bé.
Có phải mẹ đang tìm:
Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ? Đây có phải dấu hiệu của bệnh lý không?
Mỗi khi ngủ bạn có thể ẵm bé hoặc lót khăn mềm bên dưới cho trẻ dễ ngủ, đặt những chiếc gối ôm bên cạnh và chiếc gối nhẹ lên người để bé không bị giật mình trống trải khi ngủ.
Trước khi bé đi ngủ, các mẹ nên đảm bảo cho con được bú no, bởi dạ dày của trẻ còn bé vì thế mỗi lần trẻ bú được rất ít. Nếu không được bú no thì lúc ngủ trẻ sẽ nhanh đói và thức giấc. Sau khoảng 3 tháng thì tình trạng này sẽ tự hết và các mẹ có thể cho bé ăn dặm nhẹ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hơn cho bé phát triển khỏe mạnh.
Bé bị thiếu các dưỡng chất cần thiết như kẽm, canxi khiến cho giấc ngủ của bé không sâu, khó ngủ dẫn đến ngủ ít, ngủ không ngon, thêm vào đó là ngủ không yên giấc, bé thường bứt dứt, khó chịu hay vặn mình.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh – Bác sĩ Nhi sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết thêm, hầu hết trẻ sau sinh đến vài tuần tuổi hay vặn mình do vỏ não chưa phát triển đầy đủ, bé thường có phản xạ như giật mình, quơ tay chân, co tay chân… Lúc này, trẻ hầu như chưa thể vận động các động tác như lật, bò nên vặn mình là cách cơ thể con vận động.
Nguyên nhân khác ba mẹ có thể nghĩ đến khi trẻ hay vặn mình là do trẻ đói, con rặn tiểu hoặc đại tiện. Những hoạt động này đều làm con khó chịu, vặn mình, đỏ mặt, thậm chí quấy khóc.
Bé hay vặn mình khi ngủ có sao không?
Nếu bé vẫn khỏe mạnh, vẫn lên cân tốt thì những biểu hiện trẻ vặn mình và đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh, những biểu hiện này sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi, nên các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ vặn mình, đỏ mặt sau đây cha mẹ lưu ý cần đưa trẻ thăm khám ngay:
- Trẻ bị trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, với các triệu chứng hay nôn ói, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè hoặc viêm phổi tái đi tái lại.
- Trẻ bị thiếu canxi máu, với các biểu hiện như dễ kích thích với tiếng động, hiếm hơn có khò khè, hoặc nôn ói, trẻ còi xương, chậm lên cân. Trường hợp này thường gặp hơn ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém.
Bé hay vặn mình khi ngủ – Mẹ cần làm gì?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường nếu như bé chỉ vặn người, gồng mình, kèm theo đỏ mặt trong vài phút rồi tự biến mất. Thường thì hiện tượng này sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng 2-3 tháng tuổi nhưng cũng có khi sớm hơn khoảng 10-15 ngày sau sinh.
Có phải mẹ đang tìm:
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là do đâu, mẹ nên làm thế nào để giúp bé không còn gặp phải tình trạng này
1. Làm dịu em bé
Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, sâu giấc, hay giật, trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ thì hãy nhẹ nhàng chuyển bé vào phòng ngủ yên tĩnh hơn. Mẹ có thể vuốt ve, mát xa, ôm bé vào lòng, hát ru sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn.
Nếu trẻ hay nôn trớ, ọc sữa thì mẹ cần thay đổi cách cho bé bú, không đặt bé nằm ngủ ngay sau khi bú.
Chuyển hướng sự chú ý của bé sang thứ khác, như cho bé cầm đồ chơi nào đó hoặc nhìn con vật, hiện tượng thú vị nào đó.
Đây là những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh khá đơn giản, mang tính chất tức thời.
2. Thay đổi thói quen chăm sóc
Kiểm tra lại xem bé mặc quần áo có nóng không, vải có gây ngứa ngáy hay bé mặc quần áo có rộng rãi, thoải mái không.
Mẹ cũng cần xem ga hoặc nệm có nóng không, có sạch sẽ, bề mặt có bằng phẳng không. Và mẹ cũng cần đảm bảo giấc ngủ cho bé được khô thoáng bằng cách kiểm tra tã của bé thường xuyên.
Nếu trẻ đã biết ăn dặm thì mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng đã đầy đủ chưa, có vấn đề gì không. Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non nớt nên rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy… Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên ăn uống những thực phẩm giàu canxi như sữa, hải sản…
Nhiệt độ phòng của bé cần được duy trì ở mức 27-28 độ C. Đối với trẻ nằm trong phòng có điều hòa, mẹ nên đặt 1 chậu nước trong phòng để tránh làm khô da và mũi của bé.
3. Tắm nắng
Trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể do thiếu vitamin D vì thế mẹ hãy cho bé tắm nắng mỗi ngày để bổ sung vitamin D cho bé. Thời gian tắm nắng cho bé thích hợp nhất là khoảng từ trước 9h sáng sau 5h chiều (vào những ngày trời lạnh, mẹ có thể tắm nắng cho trẻ từ 3-4 giờ chiều).
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì vậy giúp trẻ ngủ ngon giấc là mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha mẹ bên cạnh chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Nguồn tham khảo: Lý do trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Các bài viết liên quan:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!