Tại Hồng Kông có một bé gái vừa chào đời đã trở thành mẹ – khiến các bác sĩ và mọi người kinh ngạc.
Đây là người mẹ trẻ nhất thế giới, hơn nữa còn mang thai đôi, thật khó tin. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy rằng, song bào thai này là anh em của bé gái, vì không lớn lên được nên bị bé gái hấp thụ hết dưỡng chất và thai lưu trong cơ thể, sau đó cùng được sinh ra.
Bé gái vừa chào đời đã trở thành mẹ
Sau khi bé gái được sinh ra 3 tuần, tiến hành phẫu thuật bác sĩ phát hiện nằm ở giữa gan và thận của bé gái có 2 thai, cân nặng là 9,3g và 14,2g, tương đương với thai khoảng 8 tuần và 10 tuần tuổi, mỗi thai đều có dây rốn nối với dạ dày của bé gái.
Mặc dù, loại “thai trong thai” này có thể cùng lớn lên trong tử cung của người mẹ nhưng thông thường chúng sẽ không thể sống lâu được vì chúng thiếu dưỡng chất cấp từ nhau thai.
Sau khi phẫu thuật thành công, bé gái ở bệnh viện 8 ngày rồi xuất viện. Hiện tượng “thai trong thai” này rất hiếm gặp, nhưng may mắn là bé gái bình an, không có vấn đề đáng tiếc xảy ra.
Thai trong thai là gì?
Thai trong thai hay thai nhi trong bào thai (Fetus In Fetu) là một bất thường sinh sản, trong đó một khối mô giống như một bào thai hình thành bên trong cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh 1/500.000 ca sinh. Cuộc sống của một thai trong thai giống như của một khối u, các tế bào của nó vẫn còn tồn tại, hoạt động chuyển hóa bình thường.
Tuy nhiên, do khối thai này nằm trong thai kia nên không có nước ối, màng ối và nhau thai bao quanh. Dưỡng chất cung cấp cho khối thai trong thai này là từ thai nhi mà nó ký sinh. Thai trong thai bị khiếm khuyết trầm trọng về cấu trúc, như thiếu một vài cơ quan quan trọng cũng như những khả năng sinh tồn.
Thai này sẽ không có chức năng bình thường của não, tim, phổi, đường tiêu hóa, hoặc đường tiết niệu. Chính vì thế mà khối thai này không thể sống được nếu tách ra khỏi cơ thể của ký chủ. Ngoài ra, khối thai trong thai có thể đe dọa đến tính mạng của ký chủ mà nó ký sinh. Nhẹ thì đau đớn, khó thở, bí tiểu hay sinh hoạt khó khăn do khối u chèn ép, lấn át.
Làm sao để tránh dị tật thai nhi?
Có chế độ dinh dưỡng cân bằng
Việc đầu tiên cần làm ngay từ trước khi mang thai để tránh nguy cơ bị dị tật thai nhi là có những bữa ăn cân bằng và giàu dưỡng chất để có sức khỏe tốt. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung đủ axit-folic mỗi ngày.
Loại bỏ rượu, bia, thuốc lá
Đây là những hành động có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy ngay từ trước khi mang bầu, chị em cần loại bỏ ngay thói quen uống rượu, bia, hút thuốc lá, ma túy và tiêu thụ caffeine.
Khám phụ khoa định kỳ
Việc khám phụ khoa định kỳ rất quan trọng đối với chị em phụ nữ đặc biệt với những người chuẩn bị và đang mang thai. Việc làm này giúp giảm nguy cơ mắc viêm nhiễm vùng kín và an toàn hơn cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu khi sinh nở.
Tìm hiểu tiền sử gia đình
Hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu rõ ràng về tiền sử gia đình mình và chồng để xem có gen di truyền dị tật bẩm sinh hay không. Trong trường hợp gia đình bạn có dị tật bẩm sinh, cần thông báo sớm cho bác sĩ để được phòng ngừa sớm nhất.
Tránh xa những tác nhân gây hại cho mẹ bầu
Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cần tránh xa những hóa chất độc hại, tránh các loại vi trùng, ký sinh trùng bằng cách giữ vệ sinh cơ thể và môi trường xung quanh.
Tiêm phòng đầy đủ
Trước khi mang thai từ 3-6 tháng, chị em nên đi khám sức khỏe tổng thể và tiêm phòng những bệnh cần thiết như cúm, rubella… để tránh nguy cơ mắc khi mang thai.
Với những bí kíp nhỏ như trên hy vọng sẽ giúp bà bầu có thêm chút kiến thức trong hành trình làm mẹ. Chúc mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!