X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Chồng nổi cáu khi bé con quấy khóc, bạn phải làm gì ngay bây giờ!

Mất 6 phút để đọc
Chồng nổi cáu khi bé con quấy khóc, bạn phải làm gì ngay bây giờ!Chồng nổi cáu khi bé con quấy khóc, bạn phải làm gì ngay bây giờ!

Bé con quấy khóc chính là nỗi sợ hãi của các ông bố bà mẹ. Khi bạn phải chịu áp lực từ việc bé khóc không ngừng, nhất là tuổi đi mẫu giáo.

Và, chồng bạn phát cáu vì tiếng khóc trẻ nhỏ, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Phải làm gì trong trường hợp này. Bạn hãy tham khảo ngay ý kiến của chuyên gia để có hướng xử lý tốt nhất nhé.

Chồng bạn đang chịu áp lực nhiều hơn

Phụ nữ kiên nhẫn hơn đàn ông nên bạn nghĩ chuyện bé khóc rất dễ xử lý. Thêm vào đó, suốt thời gian chăm bé khiến bạn thấy việc này chẳng là gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, chồng bạn thì không nghĩ vậy. Bé con quấy khóc, hoặc chỉ chờ cơ hội mè nheo khi đi mẫu giáo, khiến anh ấy thấy bất lực và có chút sợ hãi.

Trong khi bạn trở nên thành thạo trong việc đọc những tiếng khóc đó và làm dịu đứa bé, người đàn ông của bạn, người có lẽ không ở bên cạnh bé nhiều, có thể sẽ không có phương án để bé im lặng hơn. 

be-con-quay-khoc

Con khóc luôn là nỗi lo của ba mẹ

Nếu bạn tiếp tục để tình trạng này kéo dài, cơn căng thẳng sẽ xảy ra. Chồng bạn sẽ phát cáu và lớn tiếng. Vợ chồng dễ gây gỗ với nhau và tình cảm rạn nứt. Hãy phân tích vấn đề và tìm lối thoát cho người đàn ông của bạn. Bạn hãy nghĩ anh ấy đang cố gắng và chỉ dạy anh ấy những công cụ mà bạn biết để dỗ bé tốt hơn.

Để anh ta thấy tự tin vào khả năng người cha

Để cho anh ta hy vọng. Bạn hãy cho anh ta thấy những mánh khóe mà bạn học được: Làm thế nào để dỗ ngọt và xoa dịu đứa nhỏ. Làm thế nào để nói những gì em bé muốn. Nếu anh ta cảm thấy tự chủ hơn và tự tin hơn. Hãy để anh ấy thực hiện những kỹ năng một và bạn chỉ quan sát.

Anh ấy sẽ tự cảm nhận và rút ra bài học cho bản thân mình. Việc để chồng bạn tự tin hơn khi dỗ dành con cũng là lợi thế cho bạn. Hãy tranh thủ thời gian này để nghĩ ngơi và để người bố chăm bé nhé. 

Mang cho anh ấy tài liệu tham khảo

Ngoài ra, để dỗ ngọt bé con quấy khóc, bạn cần để chồng đọc sách tham khảo. Bạn hãy cắt bỏ một số bài viết về em bé khóc hoặc đưa những tài liệu từ các chuyên gia. Sẽ có những cách chồng bạn dùng hoàn toàn trái với ý bạn, dùng núm vú giả chẳng hạn.

Nhưng đừng lo, hãy để chồng bạn thử chúng sau đó phân tích sau. Anh ấy sẽ tìm đủ mọi cách giúp bé dễ chịu hơn và nín khóc. Lúc này cả hai vợ chồng nên chia sẻ cùng nhau để tìm giải pháp tốt nhất. 

be-con-quay-khoc

Để mọi thứ diễn ra tự nhiên nhất

Tập cho chồng hãy hiểu con thêm 

Bé con quấy khóc là cách duy nhất bé sử dụng để kiểm soát mọi thứ. Bé khóc để giao tiếp và khóc khi tin rằng sẽ có người đáp trả tiếng khóc của bé. Nếu bạn thường xuyên không phản hồi lại bé, bé không những sẽ cảm thấy bất lực mà còn thấy mình không có giá trị.

Trên thực tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng những bé nhận được sự phản ứng lại của bố mẹ thường xuyên và kịp thời từ lúc còn là trẻ sơ sinh sẽ ít khóc hơn khi bé bắt đầu tập đi. Bé khóc càng lâu thì bạn sẽ càng mất nhiều thời gian để làm bé nín.

Dĩ nhiên là bạn không thể luôn luôn bỏ mọi thứ để chạy đến trả lời lúc bé gọi, chẳng hạn như khi bạn đang tắm giữa chừng, đang làm mì ráo nước hoặc ra mở cửa. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể để bé khóc trong một lát – miễn là bé không gặp vấn đề gì trong lúc đợi bạn thôi.

Để bé nghỉ từ 10 – 15 phút trong cơn quấy khóc sẽ không làm tổn thương bé, chỉ cần bé đang ở một nơi an toàn.

Bố có thể cùng con giải trí

Trong vài tháng đầu, một vài bé thích ngồi và nhìn xem mọi thứ diễn ra, trong khi các bé khác khóc lóc hoang mang và chán nản vì bé có thể tự làm được quá ít điều.

Hãy bế bé đi xung quanh và giải thích những công việc gì bạn đang làm, cố gắng tìm thêm đồ chơi và những vật dụng khác để bé nhìn ngắm và sau đó chơi với nó, điều này có thể làm bé trở nên bận rộn.

Mặt khác, một bé quá phấn khích cũng có thể quấy khóc, vậy nên bạn phải biết khi nào cần dừng lại những trò đùa và bắt đầu làm cho bé yên tĩnh trở lại.

be-con-quay-khoc

Hãy mang bé qua vị trí khác

Bày cách cho chồng bạn

Bạn có thể làm bé thoải mái bằng nhiều cách khác nhau. Bé con quấy khóc có lẽ vì chúng cần sự dỗ dành. Bên cạnh việc ôm ấp, mặc quần áo cho bé và âu yếm bé, hãy thử bất kỳ hoặc tất cả những điều sau đây:

  • Đẩy bé đi lòng vòng trong nhà với xe đẩy, nôi tự động hoặc đơn giản là trên cánh tay bạn.
  • Tắm nước ấm cho bé và tìm cách để bé thích được tắm.
  • Hát. Hãy thử xem liệu có thể làm dịu bé bởi những lời hát ru mềm mại, bởi giai điệu vui vẻ hay giai điệu sôi động? Liệu giọng hát nhẹ nhàng, cao hay giọng sâu lắng, mạnh mẽ sẽ làm bé thích thú hơn?
  • Âm thanh có nhịp điệu. Ví dự như, nhiều bé điềm tĩnh lại bởi tiếng vo ve của máy quạt, máy hút bụi, hoặc máy sấy quần áo, tiếng “suỵt” của ba mẹ hoặc tiếng ghi âm lại của âm thanh tự nhiên, chẳng hạn như tiếng sóng biển vỗ, tiếng gió thổi trên cây.
  • Đối với những bé thích được vuốt ve thì việc mát-xa có thể rất hiệu quả để làm dịu cơn khóc.

Trên đây là các bí quyết giúp vợ chồng có thể dỗ dành khi bé con quấy khóc. Đừng quá lo lắng và căng thẳng. Quan trọng hãy hiểu con bạn và cả vợ chồng cùng thống nhất một giải pháp.

Xem thêm:

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
  • Bé gắt ngủ đòi bế, quấy khóc – Tuyệt chiêu cho mẹ khỏi phờ phạc vì dỗ con
  • TRẺ SƠ SINH KHÓC – 9 cách để đọc vị tiếng khóc của con
  • Sợ nghe tiếng con khóc – Hội chứng của những bà mẹ không hiểu trẻ sơ sinh

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

myngoc

  • Home
  • /
  • Em bé 0 - 1 tuổi
  • /
  • Chồng nổi cáu khi bé con quấy khóc, bạn phải làm gì ngay bây giờ!
Chia sẻ:
  • Bé quấy khóc khi bú bình là do nguyên nhân gì? Có cách nào cải thiện hay không?

    Bé quấy khóc khi bú bình là do nguyên nhân gì? Có cách nào cải thiện hay không?

  • Em bé 6 tháng tuổi suýt chết vì bị cha bịt miệng khi quấy khóc

    Em bé 6 tháng tuổi suýt chết vì bị cha bịt miệng khi quấy khóc

app info
get app banner
  • Bé quấy khóc khi bú bình là do nguyên nhân gì? Có cách nào cải thiện hay không?

    Bé quấy khóc khi bú bình là do nguyên nhân gì? Có cách nào cải thiện hay không?

  • Em bé 6 tháng tuổi suýt chết vì bị cha bịt miệng khi quấy khóc

    Em bé 6 tháng tuổi suýt chết vì bị cha bịt miệng khi quấy khóc

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục chăm sóc trẻ nhỏ và sức khỏe dành cho bạn