Bé chảy nước miếng nhiều có thể bé đang gặp tình trạng tay chân miệng. Khi bị tay chân miệng, bé sẽ có những vết phồng rộp ở tay, chân và miệng. Những vết phồng rộp đó có thể mọc ở hạch và cổ khiến bé gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn làm cho nước dãi chảy ra nhiều hơn bình thường.
- Đi tìm hiểu vai trò của tuyến nước bọt đối với trẻ nhỏ
- Nguyên nhân trẻ hay chảy nước miếng
- Trẻ chảy nhiều nước miếng phải làm sao
- Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?
Đi tìm hiểu vai trò của tuyến nước bọt đối với trẻ nhỏ
Việc tiết nước bọt đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là một số vai trò của tuyến nước bọt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ:
- Giữ cho miệng trẻ luôn ẩm
- Trong nước bọt có chứa các enzym hữu ích giúp trẻ tiêu hóa thức ăn.
- Nước bọt giúp bé dễ nuốt hơn do đặc tính trơn, nước bọt có thể giúp kết dính thức ăn với nhau và tạo điều kiện để trẻ dễ dàng nuốt thức ăn hơn.
- Hỗ trợ tiêu hóa do nước bọt trung hòa axit trong dạ dày và giúp phát triển đầy đủ niêm mạc ruột của trẻ và bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi bị kích ứng.
Đi tìm hiểu vai trò của tuyến nước bọt đối với trẻ nhỏ (Nguồn ảnh: istockphoto)
Bài viết liên quan
Ngôn ngữ cơ thể của bé sơ sinh: Mẹ có biết con đang muốn nói điều gì?
Nguyên nhân trẻ hay chảy nước miếng
Nguyên nhân khiến em bé hay chảy nước miếng có thể xuất phát từ sinh lý hay bệnh lý. Vậy trẻ chảy nước dãi nhiều có sao không? Đó là điều hết sức bình thường và phổ biến ở trẻ sơ sinh các mẹ đừng nên quá lo lắng!
1. Nguyên nhân sinh lý
Mọc răng:
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng “Khi bé sơ sinh bước qua tháng thứ 6, bé sẽ xuất hiện những cái răng đầu tiên và 6 tháng sau đó bé có thêm khoảng 6 chiếc răng. Tuy nhiên, tùy vào lượng canxi của mỗi bé mà thời gian mọc răng sẽ khác nhau. Và đây là những chiếc răng hàm sữa sẽ tồn tại cùng bé đến 6 tuổi, sau đó chúng bắt đầu rụng và thay bằng răng vĩnh viễn”.
Mọc răng cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc trẻ hay chảy nước miếng. Trong giai đoạn này, bé thường xuyên có các biểu hiện như cắn hay mút tay khiến cho tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận biết bé đang mọc răng qua các triệu chứng như khó chịu, khó ngủ, bồn chồn, bị sốt và đặc biệt là nhai tất cả mọi thứ cầm trên tay.
Mọc răng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc bé chảy nước miếng nhiều
Tư thế mở miệng hoặc bé đang quá tập trung:
Trẻ sơ sinh ngủ hay chảy nước miếng có sao không? Những bé hay có thói quen mở miệng trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho nước dãi chảy ra nhiều hơn bình thường. Đó có thể là do bé đang bị ngạt mũi hay thậm chí là cấu tạo quai hàm và khuôn miệng của bé đặc biệt. Nó dẫn đến việc bé khó khăn hơn trong việc khép môi lại.
Bên cạnh đó, khi quá tập trung, thích thú với một đồ vật hay hoạt động nào đó, các bé sơ sinh thường không thể nuốt nước bọt. Điều này dẫn đến tình trạng bé chảy nước dãi nhiều nhiều hơn và mất kiểm soát.
Tiêu hóa:
Nước bọt được sản xuất trong miệng có chức năng giúp bé dung hòa môi trường axit trong dạ dày. Điều đó giúp hạn chế chứng đau bụng và giúp cho hệ tiêu hóa non nớt của bé được ổn định hơn. Trong trường hợp này, trẻ chảy nước dãi nhiều có sao không? Câu trả lời là không mà ngược lại đây là điều có lợi đối với bé
Chống trào ngược:
Van thực quản của các bé còn chưa được được hoàn thiện nên có thể đóng, mở bất cứ lúc nào. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho bé dễ bị trào ngược axit, gây nôn trớ. Trong trường hợp này, việc chảy nước dãi sẽ có tác dụng tốt giúp làm dịu thực quản bị kích thích, giúp bé giảm cảm giác nóng rát ở cổ họng.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị chảy nhiều nước bọt do quá tập trung vào việc gì đó như: chơi đồ chơi, cười giỡn, nhìn chằm chằm,…Khi trẻ đang chú ý vào việc gì đó đồng thời bé sẽ không thể nuốt được lượng nước bọt lớn trong miệng, lâu dần tích tụ gây ra hiện tượng chảy dãi ở trẻ. Cũng giống như người lớn chúng ta, khi trẻ nếm được thức ăn có vị chua như: chanh, cam, quýt,…tuyến nước bọt sẽ tự động sản xuất ra nhiều hơn bình thường.
2. Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ sơ sinh chảy nước miếng
Viêm miệng:
Vào những ngày hè nóng bức, bé sẽ rất dễ bị nhiễm nấm, khuẩn gây nên viêm nhiễm lưỡi, môi, lợi, gò má,… Đặc biệt, nếu không may bị viêm nhiễm do vi khuẩn herpes thì bé có thể bị nổi phồng rộp xung quanh miệng, khiến nước miếng chảy ra nhiều hơn. Vì thế, mẹ hãy nhớ chú ý tăng cường hệ miễn dịch cho bé vào mùa hè nhé.
Bệnh tay chân miệng:
Khi bị tay chân miệng, bé sẽ có những vết phồng rộp ở tay, chân và miệng. Những vết phồng rộp đó có thể mọc ở hạch và cổ khiến bé gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn làm cho nước dãi chảy ra nhiều hơn bình thường.
Chính vì thế, hãy nhanh chóng đưa bé đi khám nếu thấy bé chảy nước dãi nhiều sau khi ra ngoài hoặc chơi chung đồ chơi với bạn.
Trẻ sơ sinh chảy nước miếng vì rối loạn tâm thần:
Bệnh lí chảy dãi ở trẻ? Bé bị chảy dãi nhiều có thể liên quan đến các rối loạn thần kinh như chấn thương vùng đầu, chậm phát triển, tự kỷ, khuyết tật bẩm sinh hay bại não.
Trong đó, bại não là một rối loạn não bộ thường gặp ở các bé dưới 3 tuổi khiến bé mất chức năng có động cơ và co thắt không tự nguyện.
Các nguyên nhân khác khiến bé bị chảy nước miếng
Nguyên nhân khác khiến trẻ hay chảy dãi cũng có thể xảy ra khi bé mắc các bệnh như rối loạn về răng miệng, nhiễm siêu vi…Khi thấy bé có những triệu chứng trên, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán và kịp thời có hướng điều trị thích hợp.
Trẻ chảy nhiều nước miếng phải làm sao
Bé chảy nước miếng nhiều có tác dụng tốt giúp làm dịu thực quản bị kích thích (Nguồn ảnh: istockphoto)
1. Chăm sóc vùng da xung quanh miệng
Bé chảy dãi nhiều phải làm sao? Khi bé bị chảy dãi nhiều, vùng da xung quanh miệng của bé như cằm, gò má sẽ có thể bị viêm nhiễm giống như dị ứng. Để tránh việc bé bị ngứa, đau hay khó chịu, bố mẹ hãy lấy khăn sạch hoặc gạc để lau thật nhẹ nhàng.
Đồng thời, làn da non nớt của bé rất dễ bị tổn thương bởi những yếu tố bên ngoài nên cần thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho bé.
2. Dùng áo yếm nếu trẻ chảy dãi nhiều
Để tránh viêm da ở vùng cổ, hãy cho bé sử dụng một chiếc yếm. Bố mẹ hãy chọn loại yếm làm từ bông để tăng khả năng thấm hút. Thường xuyên thay cái mới và nhớ giặt bằng các dung dịch giặt tẩy an toàn.
3. Luôn giữ sạch sẽ
Cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh khi bị chảy nhiều nước miếng? Phải luôn rửa sạch tay, chân và miệng cho bé khi đi ra ngoài về. Làm vệ sinh môi trường sống để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và định kỳ khử trùng các vật dụng trong nhà. Bé từ khi mới sinh đến 1 tuổi, mẹ nên thường xuyên lau lợi cho bé để vệ sinh miệng, sau 2 tuổi hướng dẫn bé đánh răng cẩn thận.
Mẹ có đang tìm hiểu
Mẹo hay-Mẹ Nhật hút mũi con trong vòng 3 nốt nhạc
Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?
Nếu trẻ hay bị chảy nước miếng nhưng vẫn sinh hoạt bình thường thì bố mẹ cũng không nên quá lo lắng, tình trạng đó sẽ tự biến mất.
Tuy nhiên, trong trường hợp bé chảy dãi kèm theo các triệu chứng như đau bụng, sốt cao trên 38 độ, thường xuyên bỏ bữa, ngủ không đúng cỡ, thường xuyên chảy nước mắt,… thì hãy nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế hay bác sĩ nhi khoa để được thăm khám kịp thời.
Nhìn chung, trẻ chảy dãi nhiều là tình trạng khá phổ biến, thậm chí trong một vài trường hợp còn có lợi. Dù vậy, bố mẹ cần luôn quan sát để kịp thời nhận ra nếu bé có dấu hiệu lạ. Đồng thời phải luôn giữ vệ sinh cẩn thận để tránh các viêm nhiễm cho bé.
Nguồn tham khảo: Những điều mẹ cần biết khi trẻ mọc răng hàm – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!