Mới chỉ 5 tháng tuổi, xong một em bé bị sốc phản vệ dẫn đến phải nhập viện khẩn cấp. Sự việc nghiêm trọng vừa xảy ra tại Thanh Hóa.
Sau khi uống sữa Glico, bé bị sốc phản vệ phải nhập viện khẩn cấp
Sữa là một nguồn bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, các gia đình Việt với tâm lý sính ngoại rất chuộng những mặt hàng sữa xách tay từ nước ngoài. Song rắc rối cũng bắt đầu từ đây.
Tím tái vì uống sữa Nhật
Mới đây, anh Lê Huy Dương, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Hợp Lực (Thanh Hóa), cho hay bản thân vừa trải qua ngày kinh hoàng nhất trong cuộc đời của mình .
Do vợ anh đi công tác để lại sữa mẹ cho bé thứ 2 uống nhưng không đủ, bà đã cho bé uống thêm loại sữa Glico (một nhãn hiệu khá nổi tiếng ở Nhật).
Glico khá được ưa chuộng ở Việt Nam
Tuy nhiên, chỉ sau 30 phút, bé bị nổi mẫn đỏ. Nghĩ là dị ứng thông thường, anh bảo bà cho con cho uống 1/3 viên clopheniramin 4 mg.
Bẵng đi vài tiếng, khi anh Dương đi làm về, bé vẫn chơi, ban đỏ ngoài da khắp người (không nổi mẩn). Lúc này, đột nhiên bé nôn ra sữa, đồng thời đầu ngón tay, ngón chân tím lại.
Ngay lập tức, anh Dương cho rằng bé bị sốc phản vệ nặng và là tình huống cấp cứu tối cấp nên nhanh chóng tiêm 0,2 ml adrenalin 1 mg vào bắp đùi cho bé. Sau đó, anh chở bà và bé lên Bệnh viện Nhi Thanh Hoá trong 5 phút.
Tại khoa Hồi sức tích cực, bé có dấu hiệu tụt huyết áp, môi nhợt nhạt. Các bác sĩ cấp cứu theo phác đồ chống sốc và nhận thấy tình trạng của bé tiến triển tích cực.
Tuy nhiên, 15h, tình trạng của bé lại có diễn tiến xấu, bác sĩ quyết định đặt nội khí quản cho thở máy, đặt tĩnh mạch trung tâm và dùng thuốc đặc dụng. Đến 18h, các dấu hiệu sinh tồn cho thấy bé sẽ không qua khỏi .
Thoát khỏi lưỡi hái trong gang tấc
Sốc phản vệ thường để lại hậu quả nghiêm trọng
Là người trong nghề nên anh Dương biết khi bé bị sốc phản vệ, quan trọng nhất là phải xử trí nhanh và tại chỗ. Việc chuyển viện lúc này quá nguy hiểm. Sau khi suy nghĩ hết sức kỹ lưỡng, anh quyết định vẫn đưa con lên tuyến trên.
22h30, khi xe vừa vào đến cổng Bệnh viện Nhi Trung ương, bình oxy hết, máy thở ngừng hoạt động, các bác sĩ đi cùng phải bóp bóng. Anh ôm con và cùng nhau chạy vào phòng cấp cứu trong tình trạng mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Sau khi tiến hành nhiều thủ thuật, bé có lại mạch nhưng tình trạng vẫn rất nguy kịch, cơ hội sống 1-2%.
Tuy nhiên, theo anh Dương, phép màu đã xảy ra với con anh. Sau hơn một ngày tại phòng Hồi sức tích cực, bé cai được vận mạch. Sau 3 ngày cai máy thở và lọc máu, tình trạng tiến triển đi lên và được ra khỏi phòng cách ly sau 3 ngày. Chiều 18/4, bệnh nhi được xuất viện.
Phải làm gì khi bé bị sốc phản vệ?
Sốc phản vệ thường xuất hiện sau tiêm
Qua câu chuyện của con mình, anh Dương khuyến cáo quan niệm chỉ tiêm thuốc mới có nguy cơ phản vệ là sai. Bé bị sốc phản vệ do đường tiêu hoá khá cao và mức độ nguy kịch không khác tiêm thuốc, đặc biệt ở những người có cơ địa dị ứng. Lưu ý, bố mẹ có cơ địa dị ứng, con có nguy cơ dị ứng rất cao.
Tuy nhiên, đa phần khi bé bị sốc phản vệ cũng là do tiêm thuốc hoặc bị các bệnh tương tự. Trước tình hình đó, cha mẹ cần bình tĩnh và làm theo những khuyến cáo sau
– Gọi cấp cứu nếu thấy bé có dấu hiệu khó thở hoặc bất tỉnh.
– Để trẻ trong tư thế nằm, kê cao hai chân để tránh nguy cơ bị sốc, đặt nằm nghiêng sang bên trái nếu trẻ bị nôn để tránh chất nôn rơi vào đường thở.
– Nói chuyện liên tục để trẻ giữ nhịp thở và tránh bị kích thích.
– Đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, tuyệt đôi không được đưa bé đi tiêm phòng nếu thấy sốt, ho nhẹ, nước mũi chảy. Trước khi tiêm, không cho bé ăn, bú sữa quá no, cũng không để bé quá đói dẫn tới tình trạng kiệt sức, hạ huyết áp sau khi tiêm…
Theo Zing
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Xem thêm:
Trẻ bị dị ứng thức ăn Câu chuyện cảnh báo cho những mẹ có con nhỏ
Nôn ở trẻ sơ sinh Khi nào cần đến bệnh viện và cách chăm sóc bé ói
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ tại nhà
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!