Bé bị đầy bụng có nên uống sữa có lẽ là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm. Tình trạng đầy bụng được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Đa số các mẹ khi thấy con có dấu hiệu bụng khó chịu thì lại băn khoăn không biết có nên cho bé tiếp tục uống sữa? Hay liệu uống sữa có làm trẻ bị đầy bụng thêm không? Những thắc mắc và băn khoăn đó sẽ có câu trả lời trong bài viết sau.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Trẻ bị đầy bụng nguyên nhân là vì sao?
Trước khi tìm lời giải cho câu hỏi bé bị đầy bụng có nên uống sữa chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số nguyên nhân khiến sẻ đầy bụng. Thường tình trạng này xảy ra do những nguyên nhân sau:
Chế độ ăn uống của trẻ
Một chế độ ăn uống thiếu hợp lý và khoa học có thể là căn nguyên dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ. Ăn đồ quá nhiều chất không tiêu hóa được sẽ làm trẻ bị khó chịu đầy hô. Bên cạnh đó, việc mẹ ăn những thức ăn dầu mỡ, có tính hàn, vị tanh trong lúc cho ở cữ cũng ảnh hưởng tới chất lượng nguồn sữa. Từ đó, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng ở trẻ.
Cơ thể bé không dung nạp được lactose trong sữa
Lactose là thành phần có trong hết các loại sữa trẻ uống hàng ngày. Tuy nhiên cơ địa ở một số trẻ nhỏ không dung nạp được lactose gây ra hiện tượng bị đầy bụng, khó tiêu.
Dị ứng với protein trong sữa
Nhiều bé bị dị ứng với protein có trong sữa. Điều này sẽ khiến bé thường bị nôn trớ hoặc đầy bụng sau khi ăn xong.
Sử dụng thuốc điều trị hoặc thuốc kháng sinh
Trong quá trình điều trị bệnh, một số loại thuốc kháng sinh khi uống làm giảm men tiêu hóa đường ruột ở trẻ. Thức ăn không được tiêu hóa hấp thụ hết sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, biếng ăn. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là biểu hiện của tình trạng dị ứng của trẻ với việc dùng thuốc tiêm phòng hay thuốc kháng sinh.
Trẻ bị trào ngược dạ dày, táo bón
Trào ngược dạ dày là hiện tượng hơi bị đẩy lên theo chiều ngược lại so với bình thường. Từ đó, dẫn đến tình trạng trẻ bị ợ hơi, chướng bụng, hay nôn trớ.
Bé bị đầy bụng có nên uống sữa tiếp hay không?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Đầy hơi, chướng bụng là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Đây là một dấu hiệu bất thường của hệ tiêu hóa, gây ra bởi nhiều nguyên nhân như trẻ không tiêu hóa được các loại protein trong sữa, sự dư thừa đường lactose từ sữa mẹ hoặc trẻ bị ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ,… Khi trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, mẹ không nên cho trẻ ngưng uống sữa vì đây là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ, đường tiêu hóa của trẻ vẫn có khả năng tiếp tục hoạt động để tiêu hóa lượng sữa hấp thu vào. Không những vậy, trong sữa mẹ còn có nhiều lợi khuẩn, đem lại nhiều lợi ích cho trẻ, giúp tăng cường khả năng tiêu hóa.
Trong sữa mẹ có chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa
Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia và bác sĩ để chọn cho bé nguồn sữa phù hợp.
Một số cách giúp trị tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ
Tình trạng đầy bụng khó tiêu có thể nhanh chóng biến mất nếu mẹ nắm được những bí kíp nhỏ sau đây:
Massage bụng cho bé
Mẹ có thể áp dụng phương pháp massage để giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Mỗi ngày mẹ chỉ cần massage cho bé 10 đến 15 phút. Dùng tay xoa nhẹ nhàng vùng bụng của bé theo chiều kim đồng hồ. Động tác này sẽ giúp làm giảm bớt lượng hơi tích tụ của bé trong dạ dày. Đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Sử dụng những bài thuốc dân chữa đầy hơi hiệu quả
Để chữa đầy hơi cho trẻ, mẹ nên tham khảo thêm các bài thuốc dân gian hữu ích. Ví dụ như dùng lá tía tô đun lấy nước uống cho bé. Hoặc dùng vỏ cam, quýt phơi khô rồi thái nhỏ hãm trong nước sôi từ 10-15 phút. Sau đó, cho bé uống khi còn ấm.
Lá tía tô là bài thuốc dân gian hiệu quả trị đầy hơi cho trẻ
Vỗ ợ hơi cho trẻ
Sau khi bé ăn từ 30 phút đến 1 tiếng, mẹ nên cho bé ngồi. Hoặc bế bé thẳng và vỗ nhẹ nhàng vào lưng. Động tác này có thể giúp lượng hơi bên trong bé thoát ra bên ngoài cực hiệu quả.
Bác sĩ Nam cho biết: Để khác phục tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ, ba mẹ cần thay đổi cách cho con ăn, cho trẻ bú đúng tư thế, ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể massage và chườm nóng vùng bụng để làm giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng của trẻ. Ba mẹ cũng cần vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú xong nhằm giúp trẻ ợ hơi, giảm nguy cơ bị đầy hơi. Nếu trẻ đang uống sữa công thức, ba mẹ có thể cân nhắc đổi loại sữa khác nhằm hỗ trợ đường tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Nếu tình trạng không cải thiện, trẻ cần được đến gặp bác sĩ để được tìm hiểu nguyên nhân và xử trí phù hợp.
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Mong rằng qua những chia sẻ trên đây, các mẹ đã có cho mình những kiến thức bổ ích về bé bị đầy bụng có nên uống sữa. Đồng thời biết cách chăm sóc bé đúng cách và khoa học hơn. Hãy cùng chúng tôi mang đến những điều tốt đẹp nhất cho bé yêu của bạn.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!