Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Mẹ cần kiêng hải sản, thực phẩm giàu chất béo, sữa bò, đậu nành, đậu phộng, trứng và đồ ăn nhiều phụ gia thực phẩm.
Chàm sữa là bệnh gì?
Bệnh chàm sữa (còn có tên gọi khác là lác sữa, viêm da cơ địa, eczema,…) là tình trạng viêm da dị ứng do cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Cứ 100 đứa trẻ sinh ra thì có 20 trẻ bị bệnh. Tỷ lệ mắc chàm sữa sẽ giảm dần và gần như không còn sau 12 tháng tuổi. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chàm sữa khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, chán ăn, ngủ không ngon và quấy khóc liên tục.
Những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị chàm sữa
- Di truyền: Ba mẹ hay người thân trong gia đình từng có tiền sử bị các bệnh về da thì khả năng bé bị chàm sữa là rất cao
- Bệnh lý: Trẻ mắc các bệnh rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa,… thường sẽ bị bệnh chàm sữa
- Môi trường ô nhiễm bởi bụi bẩn, khói xe, khói thuốc
- Thời tiết thay đổi thất thường
- Bé dị ứng từ bên trong do sữa mẹ hoặc do các loại thực phẩm mẹ cho bé ăn dặm
- Dị ứng với hóa chất gây kích ứng da như bột giặt, xà bông, nước hoa,…
Dấu hiệu nhận biết bé bị chàm sữa
- Nổi mề đay, mẩn đỏ và sưng tấy
- Nôn mửa
- Thở khò khè
- Dị ứng mắt
- Nhảy mũi
- Quấy khóc
- Tiêu chảy
Chế độ ăn uống của mẹ quan trọng thế nào khi bé bị chàm sữa?
Thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh luôn là sữa mẹ. Vì vậy, khi bé bị chàm sữa, chế độ ăn uống của mẹ sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sữa. Mẹ ăn thực phẩm lành mạnh thì con sẽ được hấp thu những chất dinh dưỡng tốt để cơ thể có sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngược lại mẹ ăn các thực phẩm có nguy cơ kích ứng cao sẽ khiến tình trạng bệnh của bé tồi tệ hơn.
Ngoài ra, trẻ nhỏ bị chàm sữa với mức độ nhẹ (diện tích nhỏ, chỉ khoảng 1 cái miệng chén hạt mít hoặc nốt chàm sữa thưa, nhỏ) thì chưa cần phải dùng thuốc. Mẹ chỉ cần chú ý chế độ ăn uống thì bệnh của bé sẽ dần giảm và trẻ có thể tự khỏi. Vậy bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu mẹ nhé!
Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để con nhanh khỏi?
1. Hải sản
Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ nước như tôm, cua, cá,… có khả năng gây kích ứng rất cao. Mẹ nên kiêng các loại thực phẩm này khi bé đang bị chàm sữa, tốt nhất là nên kiêng hẳn cho đến khi bé cai sữa để tránh bệnh tái phát lại mẹ nhé.
2. Thực phẩm giàu chất béo
Các loại thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, các món chiên, xào nhiều dầu mỡ,… ngoài gây ra các bệnh tim mạch, chúng còn rất dễ kích thích cơ địa dị ứng.
Mẹ ăn nhiều đồ béo khi con đang bị chàm sữa sẽ khiến nốt chàm của bé ngứa ngáy nhiều hơn, đồng thời sinh thêm các nốt ban mới khiến bệnh lâu khỏi hơn.
3. Sữa bò
Không chỉ sữa bò, các chế phẩm từ sữa bò như phô mai, sữa chua, kem,… cũng là những nguồn thực phẩm có khả năng gây ra chàm sữa ở trẻ. Các protein có trong sữa bò rất khó tiêu hóa, hơn nữa trong sữa bò có chứa hơn 20 chất có thể gây dị ứng. Vì vậy, mẹ dùng sữa bò hay cho trẻ dùng sữa bò khi bị chàm có thể khiến tình trạng chàm sữa của bé nặng nề hơn.
4. Đậu nành
Những bé dị ứng với protein trong sữa bò thường cũng sẽ dị ứng với protein có trong đậu nành. Ngoài kiêng đậu nành, mẹ còn cần kiêng các thực phẩm có thành phần đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, dầu đậu nành,…
5. Đậu phộng
Rất nhiều người bị dị ứng với đậu phộng chứ không chỉ riêng trẻ nhỏ. Mẹ cho con bú ăn đậu phộng có thể khiến nguy cơ bị bệnh chàm sữa của trẻ tăng cao. Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên hạn chế ăn các món ăn được chế biến từ đậu phộng.
6. Trứng
Không chỉ trứng gà, cả trứng cút, trứng ngỗng, trứng vịt lộn,… mẹ cũng cần kiêng khi con bị chàm sữa. Nguyên nhân là do các thành phần protein có trong trứng sẽ kích thích cơ chế phản ứng làm cho hệ miễn dịch giải phóng ra các histamin gây bệnh chàm.
7. Thức ăn có vị mạnh
Thực phẩm có vị cay, tê, nóng hay rất chua thường có tính ngứa, kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều. Mẹ ăn nhiều thực phẩm này sẽ khiến nguồn sữa bị nóng, làm kích thích các đám chàm sữa trên mặt bé nổi sần nhiều hơn.
8. Những chất phụ gia thực phẩm
Mẹ nên tránh ăn các thực phẩm có chất phụ gia như chất bảo quản, hương liệu hóa học, màu nhân tạo vì các chất này có thể gây dị ứng ở trẻ thông qua sữa mẹ. Hãy nhớ luôn cẩn thận trước khi dùng bất cứ loại thực phẩm đóng hộp nào và phải kiểm tra kỹ xem chúng có chứa các thành phần trên không nhé.
Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì. Nếu đã kiêng ăn các món trên mà tình trạng chàm sữa của bé vẫn không thuyên giảm, hãy đưa con tới khám bác sĩ ngay mẹ nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!