Khi bé 6 tuổi mọc răng hàm cũng thường là thời điểm chiếc răng hàm số 6 quan trọng của trẻ xuất hiện. Ba mẹ cần nhớ kĩ cách chăm sóc răng hàm cho con theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Bé 6 tuổi mọc răng hàm số 6
Trong các loại răng thì chiếc răng hàm được xem là công cụ quan trọng. Nó sẽ giúp trẻ nghiền nát thức ăn dễ dàng và tốt nhất trước khi thức ăn được đi xuống bộ máy tiêu hoá.
Theo trình tự mọc răng thông thường, chiếc răng hàm số 6 sẽ được mọc vào thời điểm khi trẻ 6-7 tuổi. Đây cũng là chiếc răng được mọc sớm hơn các răng trưởng thành khác, nên nhiều ba mẹ thường nghĩ nó là răng sữa.
Trên thực tế, chiếc răng quan trọng này sẽ giúp trẻ thực hiện chức năng ăn nhai chính, gần như toàn bộ lực ăn nhai của trẻ sẽ dồn vào răng này.
Vì vậy, vào thời điểm bé mọc răng hàm ở tuổi lên 6 thì ba mẹ cần hết sức quan tâm đến việc mọc răng và chăm sóc răng của bé. Điều này sẽ giúp con có được một bộ răng khỏe đẹp nhất khi đến tuổi trưởng thành.
Vì sao ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến răng hàm của bé 6 tuổi
Chiếc răng hàm số 6 được nằm ở vị trí ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm. Lực nhai chủ yếu sẽ dồn hết vào răng này. Nếu răng hàm này của bé bị lung lay hay bị mất sẽ làm giảm đáng kể sức nhai của khuôn hàm. Vì vậy mà, trong tất cả các trường hợp tổn thương thì nha sĩ đều khuyên nên bảo tồn chiếc răng số 6 này tốt nhất có thể.
Các bác sĩ nha khoa cũng cho biết thêm, răng hàm số 6 là điểm tựa vững chắc cho các răng vĩnh viễn có thể mọc lên một cách thuận lợi, đều đặn hơn.
Ngoài ra, răng số 6 còn có tác dụng hạn chế khả năng răng mọc lệch ở trẻ. Đây cũng chính là lý do vì sao mà nó được gọi là răng cấm, nghĩa là cấm xâm lấn, cấm nhổ bỏ khi không cần thiết. Vệ sinh phần răng hàm sẽ khó quan sát và chăm sóc hơn so với răng cửa. Vì vậy mà răng hàm số 6 bị sâu là điều rất dễ xảy ra.
Ba mẹ cũng cần lưu ý rằng, răng hàm số 6 là chiếc răng mọc cuối cùng khi các răng sữa đã ổn định. Khoảng trống trên khung hàm thường không đủ cho trẻ mọc lên. Do đó mà răng cấm thường có xu hướng mọc lệch ra ngoài, gây ra răng khấp khểnh, mất thẩm mỹ.
Chính vì những lý do trên mà ngay khi bé lên 6 tuổi và có dấu hiệu mọc răng hàm thì ba mẹ cần hướng dẫn và theo dõi sát sao khi con đánh răng hàng ngày.
Cách chăm sóc răng miệng khi con mọc răng hàm
Dạy bé chăm sóc răng miệng là công việc rất nghiêm túc từ những tháng đầu đời. Ba mẹ cần coi đây là một phần quan trọng trong “chiến dịch” bảo vệ nụ cười của bé. Ngay từ lúc trẻ bước vào tuổi thứ 6, các bậc bố mẹ nên quan tâm và theo dõi nếu có răng hàm thứ 3 mọc thì đó chính là răng cấm.
Chú ý quan sát, nếu có sai lệch khi con mọc răng thì nên cho trẻ đến nha khoa để khám và có phương pháp khắc phục ngay. Tốt nhất là nên thực hiện trước khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng của bác sĩ nha khoa cho trẻ khi con bắt đầu mọc răng hàm số 6 và thay răng vĩnh viễn
– Chuyển sang cho bé dùng kem có hàm lượng flo cao hơn để ngừa sâu răng hiệu quả.
– Dạy bé lấy lượng kem vừa đủ, đánh đều các mặt răng, chải từ trên xuống dưới chứ không chải ngang.
– Hướng dẫn bé đánh răng nhẹ nhàng.
– Dạy trẻ sinh lưỡi khi đánh răng, súc miệng kỹ nhiều lần.
– Đảm bảo việc đánh răng của trẻ nên diễn ra trong 2 đến 3 phút.
– Tập cho bé thói quen ăn uống tốt và hạn chế đồ ngọt.
Hi vọng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp ba mẹ chăm sóc chiếc răng hàm số 6 của bé thật khoa học để nụ cười con luôn tỏa sáng rạng rỡ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!