Cho con niềng răng ở độ tuổi nào phù hợp nhất là thắc mắc của không ít phụ huynh. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì sở hữu một hàm răng trắng đều đẹp không có gì là quá khó. Bài viết dưới đây sẽ cho phụ huynh câu trả lời nếu đang phân vân có nên cho con niềng răng.
Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp mà nhà sĩ sẽ sử dụng các khí cụ nha khoa để điều chỉnh lại các răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa… Sau quá trình niềng răng, hàm răng của trẻ sẽ trở nên đều đẹp hơn. Những trường hợp có thể niềng răng để cải thiện là:
– Răng hô, vẩu: Tình trạng răng hàm trên bị chìa ra gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.
– Răng mọc chen chúc: Tình trạng này khiến hàm răng mất thẩm mỹ và gây ra cảm giác nhiều răng trong miệng. Sau khi niềng răng, các răng sẽ được sắp xếp thẳng hàng và đẹp hơn.
– Sai khớp cắn: Sai khớp cắn có nhiều kiểu, trong đó có khớp cắn ngập (không thấy răng hàm dưới), khớp cắn ngược (không thấy răng hàm trên), khớp cắn chéo.
– Răng móm: Tình trạng răng hàm dưới nhô ra và lệch so với răng hàm trên.
Nếu trẻ bị một hoặc nhiều vấn đề răng miệng như trên, ba mẹ có thể cho con niềng răng để hàm răng hài hòa hơn.
Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay
– Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp: Phương pháp này giống như niềng răng mắc cài cố định song tính thẩm mỹ cao hơn và trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi ăn uống sinh hoạt.
– Niềng răng bằng mắc cài cố định: Nha sĩ sẽ gắn mắc cài cố định bằng kim loại hoặc sứ lên răng.
Khi nào nên cho con niềng răng?
Theo bác sĩ Andrew H.F. Tsang, việc niềng răng hàm cho trẻ nên được thực hiện trong giai đoạn các răng vĩnh viễn đã mọc lên đầy đủ. Nhưng xương hàm vẫn còn mềm và chưa phát triển hoàn thiện, tức từ 9 đến 16 tuổi. Niềng răng cho trẻ ở độ tuổi này giúp răng dễ về đúng vị trí, hạn chế tối đa cảm giác đau đồng thời giảm chi phí điều trị.
Xương hàm, răng và lợi của trẻ sẽ tiếp tục phát triển trong một vài năm sau khi đã kết thúc quá trình niềng răng. Bé gái có thể tiếp tục phát triển đến 16 tuổi và bé trai 18 tuổi. Vì thế, khi trẻ đã có khớp cắn bình thường, cha mẹ nên tiếp tục theo dõi sát sự phát triển răng miệng của trẻ nhằm phát hiện sớm các bất thường.
Bác sĩ Andrew chia sẻ, trẻ từ hai tuổi nên khám răng định kỳ 6 tháng một lần. Nha sĩ sẽ theo dõi và phát hiện sớm những vấn đề về răng miệng của trẻ và có biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo răng phát triển khỏe mạnh.
Tác dụng của niềng răng sớm cho trẻ
Niềng răng sớm cho trẻ giúp giảm nhanh thời gian niềng răng. Vì lúc này hệ xương hàm còn đang phát triển chưa hoàn thiện nên việc chỉnh nha dễ dàng hơn mà không dùng cần dùng nhiều lực tác động nhiều khiến trẻ đau nhức.
Ngoài tác dụng tạo thẩm mỹ cho khuôn mặt của trẻ, niềng răng còn giúp bảo vệ các bệnh lý về răng. Khi cho trẻ điều trị sớm, bác sĩ sẽ có cơ hội kiểm tra, theo dõi và chăm sóc cũng như đưa ra phương pháp hợp lí nhất đối với trẻ. Đồng thời lên kế hoạch chỉnh nha phù hợp cho từng độ tuổi khác nhau.
Niềng răng sớm cho trẻ là giải pháp hữu hiệu để chỉnh hình răng miệng an toàn, nhanh chóng. Đối với trẻ chưa đòi hỏi tính thẩm mỹ cao trong giao tiếp nên các loại niềng răng như niềng răng cố định bằng mắc cài kim loại, mắc cài sứ là những loại niềng răng có chi phí thấp, phù hợp hơn với gia đình có thu nhập trung bình.
Con cần đeo niềng trong bao lâu?
Thời gian đeo niềng của mỗi bé là khác nhau. Nó phụ thuộc vào vấn đề về răng, sự phối hợp và sự phát triển của con bạn. Thông thường, hầu hết các bé đều đeo niềng từ 18 đến 36 tháng.
Niềng răng được xem là giải pháp hữu hiệu để khắc phục những sai lệch về răng hàm. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo những thông tin trên trước khi đưa ra quyết định niềng răng cho con nhé.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!