Bé 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa? Chuyện cân nặng của con luôn là điều mà các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm. Theo đó, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thường có mức cân nặng dao động từ 4.7 – 6.9 kg.
Mức cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Thực tế, việc xác định chính xác chỉ số cân nặng mà trẻ cần đạt được là rất khó. Mỗi em bé sinh ra có trọng lượng khác nhau, ADN khác nhau và cũng nhận được sự chăm sóc khác nhau. Mặc dù vậy, các chuyên gia y tế vẫn có thể xác định dựa trên một phạm vi cân nặng nhất định. Nếu so với trẻ em trên thế giới, trẻ em Việt Nam được đánh giá là thấp bé và nhẹ cân.
Trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn?
Theo nghiên cứu, ở tháng thứ 3 thì trẻ tiếp tục tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, tốc độ ở mỗi bé là không đồng đều. Có trẻ tăng nhanh nhưng cũng có trẻ tăng chậm. Trung bình, bé 3 tháng tăng từ 0.6 – 1 kg so với tháng trước. Nếu bị ốm, tốc độ tăng cân sẽ chậm lại đáng kể. Thậm chí, một số bé còn bị sụt cân.
Bảng cân nặng tiêu chuẩn theo WHO
Theo bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh do Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố hàng năm, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ cân nặng dao động từ 5.2 – 6.6 kg đối với bé gái. Với các bé trai, cân nặng sẽ rơi vào khoảng 5.7 – 7.2 kg.
Riêng ở Việt Nam, cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ở mức trung bình là 4.7 – 6.2 kg đối với bé gái và 5 – 6.9 kg đối với bé trai. Tương ứng đó, chiều dài cơ thể là 57 – 59 cm đối với bé gái và 58 – 63 cm đối với bé trai.
Nếu cân nặng bé 3 tháng tuổi thấp hoặc cao hơn mức chuẩn thì sao?
Trong trường hợp bé có số cân nặng thấp hơn thì có nguy cơ suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu trẻ có cân nặng cao hơn nhưng chiều cao lại thấp hoặc ở mức trung bình thì được coi là thừa cân. Mức chênh lệch cao tức là trẻ có nguy cơ bị béo phì.
Song nếu bé có cân nặng và chiều cao đều hơn mức trung bình, chưa hẳn bé thừa cân. Trường hợp này có thể là con đang phát triển vượt trội về thể chất.
Những yếu tố quyết định cân nặng của trẻ 3 tháng tuổi?
Ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm đến chuyện trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là tốt. Trong những tháng sơ sinh, không phải lúc nào bé cũng tăng cân đều. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều này như:
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ. Trẻ được cho ăn đủ chất và lượng sẽ có khả năng tăng cân đều hơn. Đối với trẻ 3 tháng, sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính. Vì thế, mẹ cần đảm bảo chất lượng sữa cho con.
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng
Chế độ ngủ nghỉ và vui chơi
Những em bé 3 tháng tuổi dành phần lớn thời gian để ăn, ngủ và nằm chơi. Nếu mỗi ngày bé ngủ đủ giấc, lịch ngủ đều đặn và được bố mẹ vui chơi cùng thì sức khỏe sẽ tốt. Từ đó, cân nặng sẽ đều hơn.
Khả năng miễn dịch
Hệ miễn dịch của bé sơ sinh yếu. Vì vậy, bé dễ bị nhiễm bệnh vặt hoặc gặp vấn đề nào đó. Đây là nguyên nhân khiến con không thể ăn ngon và ngủ yên, dẫn đến việc tăng giảm cân không đều. Nếu trẻ hay bị cảm cúm, sốt sẽ mệt mỏi, khó chịu. Kéo theo đó là tình trạng chán ăn, ngủ kém. Hậu quả là bé sẽ bị sụt cân.
Những điều bố mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
- Cho bé bú đầy đủ: Trung bình 120 – 210 ml sữa/lần, mỗi ngày bú từ 5 – 6 lần.
- Ngủ đủ giấc: So với 2 tháng trước, giấc ngủ của bé 3 tháng tuổi ổn định hơn. Giấc ban đêm sẽ dài hơn giấc ban ngày. Vào ban đêm thường là 2 giấc, mỗi giấc từ 3 – 4 tiếng. Ban ngày là khoảng 3 – 4 giấc, mỗi giấc kéo dài từ 2 – 3 tháng. Tổng số giờ ngủ mỗi ngày của bé vào khoảng 14 – 15 tiếng.
Bố mẹ cần chú ý chăm sóc bé đúng cách
- Đi ngoài: Trung bình bé có 3 – 5 lần đi ngoài phân vàng/ngày, 6 lần thay tã hoặc nhiều hơn. Trong trường hợp trẻ bị táo bón sẽ đi ngoài ít hơn. Ngược lại, nếu trẻ bị tiêu chảy sẽ đi ngoài nhiều hơn, phân sẽ lỏng hơn.
- Vệ sinh cá nhân: Bố mẹ cần thường xuyên để ý và vệ sinh cho bé đều đặn.
- Tiêm chủng: Việc tiêm chủng vô cùng quan trọng. Bạn cần nhớ lịch tiêm chủng cho con. Những loại vắc xin sẽ được tiêm là viêm gan B, bạch hầu, uốn ván, ho gà…
Kết
Thông tin trong bài biết đã giúp các phụ huynh giải đáp thắc mắc bé 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa. Bạn nên lập biểu đồ để dễ dàng theo dõi sự phát triển của con qua từng giai đoạn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!