Bầu tháng cuối có uống được kháng sinh và mức độ ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào? Các bác sĩ sản khoa cho biết, iệc uống kháng sinh khi mang thai tháng cuối phụ thuộc nhiều yếu tố.
Bà bầu uống kháng sinh được không?
Nhìn chung, thai nhi rất dễ bị tổn hại do các bé chưa hoàn toàn trưởng thành, các cơ quan và mô chỉ mới bắt đầu phát triển, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Trong khi một số loại thuốc có thể hoàn toàn vô hại cho thai nhi, những loại khác lại có khả năng gây ra những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Bà bầu có uống kháng sinh được hay không và việc dùng kháng sinh khi mang thai an toàn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Loại kháng sinh
- Thời điểm của thai kỳ
- Liều lượng
- Tác dụng phụ
- Thời gian dùng kháng sinh
Do đó, nếu bác sĩ bắt buộc phải kê đơn dùng kháng sinh khi mang thai để điều trị thì các loại thuốc cụ thể phải được lựa chọn cẩn thận. Một số loại kháng sinh có thể an toàn trong thai kỳ, tuy nhiên số khác lại chống chỉ định cho sản phụ.
Mẹ bầu tháng cuối có uống được kháng sinh?
Việc dùng thuốc kháng sinh khi mang thai trong 3 tháng đầu, có thể gây quái thai. Đặc biệt là dùng thuốc kháng sinh trong thời kỳ phôi 75 ngày (11 tuần đầu tiên) thì khả năng ảnh hưởng của thuốc đến thai sẽ cao hơn. Vì khi đó các cơ quan thai nhi đang được hình thành, các tế bào đang được nhân lên mạnh nên rất nhạy cảm với thuốc.
Thai nhi ở thời kì trưởng thành (sau tuần thứ 14 trở đi), các cơ quan có phần hoàn thiện hơn, nhưng cũng chịu tác động của thuốc và gây ngộ độc thai.
Giai đoạn cuối thai kì là giai đoạn từ tháng thứ 6, thai có thể bắt đầu tự chủ nhưng gan chưa đủ chức năng chuyển hóa thuốc, thận chưa có chức năng thải thuốc nên thuốc vẫn gây độc hại cho thai.
Vì những lý do nêu trên mà việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh cho thai phụ dù ở giai đoạn nào cũng hết sức thận trọng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Thuốc kháng sinh ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai tháng cuối như thế nào?
Hầu hết các thuốc kháng sinh đều vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây tác hại cho thai nhi. Mức độ tác hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ. Các tác hại gây ra có thể là sinh non thậm chí tử vong thai nhi.
Đối với phụ nữ có thai, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:
- Nhóm có thể dùng (chỉ định): gồm có beta-lactamin, macrolid.
- Loại nhóm không thể dùng (chống chỉ định) gồm có phenicol (gây suy tủy, giảm bạch cầu, “hội chứng xám ở trẻ em”), tetracycline (gây vàng răng ở trẻ em…), aminoglycosid (gây điếc…), quinolon (gây tổn thương thoái hóa khớp).
- Nhóm thuốc dùng thận trọng: rifamycin (không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ), nitrofuran, acid nalidixic (không nên dùng cuối thai kỳ), metronidazol, trimethoprim, sulfamid (không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ).
Cơ thể người phụ nữ mang thai có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường: trọng lượng cơ thể tăng lên, lưu lượng máu tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng nhanh, … Vì vậy, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa của thuốc vào cơ thể cũng thay đổi.
Những lưu ý dành cho mẹ bầu tháng cuối phải uống thuốc kháng sinh
Đa phần mẹ bầu phải uống thuốc kháng sinh là bị mắc bệnh do nhiễm khuẩn và khả năng khỏi bệnh là lâu nếu không dùng thuốc kháng sinh. Để sử dụng các loai thuốc kháng sinh để điều trị mẹ bầu(mẹ bỉm sữa) cần lưu ý:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.
- Kiểm tra thành phần của thuốc xem có thành phần nào ảnh hưởng, và gây hại đến thai nhi không.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như những lưu ý đi kèm trong mỗi loại thuốc do nhà sản xuất ghi trên bao bì để xem thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai hay không.
- Trong trường hợp mẹ bầu khi uống thuốc kháng sinh mà bị nôn mẹ bầu hãy liên hệ ngay với bác sĩ để điêu chỉnh thuốc hoặc dừng không uống thuốc.
- Không được sử dụng đơn cũ để mua thuốc, cho dù có triệu chứng giống như lần trước, mà hãy liên hệ bác sĩ để được tham vấn cho phù hợp.
Ngoài ra ngay cả khi đã khỏi bệnh vẫn nên đi tái khám để được kiểm tra tình trạng sức khỏe để đảm bảo thai nhi phát triển tốt.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!