Bầu sữa mẹ bên phải và bên trái có khác nhau không hay đây chỉ là giả thuyết? Đây là chỉ là câu chuyện hoang đường được truyền miệng mà không có cơ sở khoa học nào chứng minh.
Nội dung bài viết:
- Sữa mẹ bên phải và bên trái có khác nhau không?
- Mùi vị sữa mẹ ảnh hưởng bởi thức ăn
- Tại sao trẻ sơ sinh thích bú 1 bên?
Sữa mẹ ở bầu ngực bên phải và bên trái có khác nhau không?
Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể tốt cho sự phát triển của trẻ sau này. Trong khi đó, đối với các bà mẹ, việc cho con bú có thể giảm bớt chứng trầm cảm sau khi sinh con, vì trong quá trình cho con bú, hormone oxytocin được tiết ra khỏi cơ thể mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng rất tốt để tăng cường mối liên kết giữa mẹ và con.
Xem thêm
Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình nuôi con bằng sữa mẹ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Có những lúc trẻ chỉ muốn bú một bên bầu sữa mẹ. Điều này thường khiến cha mẹ lo lắng.
Hiện tượng trẻ chỉ bú một bên vú mẹ thường liên quan đến những lầm tưởng xung quanh việc cho con bú. Một huyền thoại vẫn thường được cho là mùi vị của sữa mẹ được tạo ra bởi bên trái và bên phải là khác nhau.
Mùi vị sữa mẹ bên phải và bên trái khác nhau, chỉ là chuyện hoang đường
Có rất nhiều huyền thoại về các bà mẹ cho con bú. Một huyền thoại vẫn được nhiều người tin rằng sữa do vú phải tạo ra có vị mặn, trong khi sữa từ vú trái có vị ngọt đối với em bé.
Thực tế là không đúng khi sữa do bầu ngực bên trái và bên phải tiết ra sẽ có vị khác nhau. Cả hai vú sẽ tạo ra sữa giống nhau về mùi vị.
Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh sữa mẹ từ bầu ngực phải có vị mặn và bầu ngực bên trái có vị ngọt, và ngược lại. Sự khác biệt có thể xảy ra nhất giữa hai vú là lượng sữa tiết ra chứ không phải sữa mẹ có mùi vị như thế nào ở từng bên.
Mùi vị của sữa mẹ ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của người mẹ
Sữa mẹ có mùi vị gì? Các nghiên cứu đã cho thấy, mùi vị của sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi những gì người mẹ ăn. Em bé có thể nếm thức ăn mà mẹ tiêu thụ. Theo nghiên cứu, hương vị của thức ăn mà người mẹ tiêu thụ sẽ đến sữa mẹ trong khoảng một tiếng rưỡi đến ba giờ sau khi mẹ ăn.
Mùi vị thức ăn trong sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của trẻ sau này. Bé sẽ dễ dàng thích những món ăn quen thuộc từ mùi vị của sữa mẹ.
Xem thêm
Thành phần sữa mẹ như thế nào sẽ giúp bé tăng cân và tăng chiều cao tốt nhất?
8 thực phẩm làm tăng sữa mẹ hiệu quả giúp con bú khỏe mau tăng cân
Vì vậy, việc ăn những thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng đối với các bà mẹ đang cho con bú là vô cùng quan trọng. Ngoài việc duy trì thể lực khi cho con bú, các chất dinh dưỡng này cũng sẽ đến được với em bé thông qua sữa được sản xuất. Như vậy cả hai vú sẽ tạo ra mùi vị sữa giống nhau cho con.
Tại sao trẻ sơ sinh thích bú một bên?
Mỗi em bé đều có những thói quen không thể đánh đồng. Đó có thể là một em bé chỉ bú 1 bên ngực. Tuy nhiên, điều này không liên quan gì đến mùi vị của mỗi bên vú.
Khi trẻ chỉ thích bú một bên, bạn nên kiểm tra phần vú mà trẻ không thích. Có bị đau trên núm vú không và sữa chảy ra từ vú như thế nào.
Kích ứng hoặc chấn thương vú như viêm vú có thể chặn dòng sữa tiết ra. Trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ không bú mẹ thoải mái nếu dòng sữa chảy ra không được suôn sẻ.
Tuy nhiên, nếu không có vấn đề gì về dòng chảy của sữa mẹ, có thể con bạn không thoải mái khi bú đúng tư thế. Cố gắng duy trì cho con bú cả hai bên vú để duy trì sản xuất sữa. Hoạt động bú mút của trẻ sẽ kích thích sản xuất sữa mẹ liên tục.
Kết
Nuôi con bằng sữa mẹ nói riêng cũng như nuôi con nhỏ nói chung là 1 hành trình sẽ đưa mẹ đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tạo hóa đã tạo ra dòng sữa mẹ với nguồn dinh dưỡng dồi dào nuôi sống trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời, kèm theo đó là lượng kháng thể không đâu có được vô cùng quý giá. Từ xưa đến nay vẫn có nhiều quan điểm, quan niệm trái ngược nhau về bầu sữa mẹ, 1 số đã được kiểm chứng trong khi số khác vẫn chưa được giải đáp. Mẹ chỉ cần ghi nhớ rằng nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và duy trì nguồn sữa giàu dinh dưỡng cho con càng lâu càng tốt là tiền đề để bé lớn lên khỏe mạnh.
Xem thêm
- Khi nào mẹ có thể ngồi xổm sau sinh thường mà không bị sa tử cung?
- Ra máu tươi sau sinh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng
- Cách chăm sóc vết khâu sau sinh ở tầng sinh môn
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!