Bầu ăn mít có gây tiểu đường thai kỳ không? Mặc dù mít có hàm lượng đường khá cao nhưng mẹ bầu ăn mít với lượng vừa phải, khoảng 80-100gr mỗi ngày thì vẫn đảm bảo được sức khỏe trong thai kỳ.
- Giá trị dinh dưỡng của quả mít
- Phụ nữ mang thai ăn mít có tốt không?
- Tác dụng phụ khi ăn nhiều mít?
- Phụ nữ mang thai ăn mít sao cho đúng?
- Những trường hợp bầu không nên ăn mít
- 1 số hoa quả khác phù hợp cho mẹ bầu
Giá trị dinh dưỡng của quả mít
Trong 165g mít cung cấp 155 calo, trong mít còn chứa một số vitamin, khoáng chất và chất xơ. Quả mít chứa nhiều chất chống oxi hóa như vitamin C, carotenoids, flavanones… Các chất này giúp ngăn ngừa một số bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường. Vitamin C, A trong mít còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nhờ đó ăn mít sẽ giảm nguy cơ nhiễm virus, cải thiện sức khỏe của da… Mít có hương vị ngọt ngào, dễ chế biến cũng như kết hợp với nhiều loại trái cây khác.
Bạn có thể chưa biết:
Bà bầu ăn sầu riêng được không và ăn bao nhiêu thì tốt mà không bị nóng?
Phụ nữ mang thai ăn mít có tốt không?
Mẹ bầu ăn mít có tốt không? Các chuyên gia dinh dưỡng đều khẳng định bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít. Có thể nói, mít là trái cây rất tốt cho bà bầu vì có hàm lượng vitamin nhóm B cao. Ví dụ như vitamin B6, niacin, riboflavin và axit folic. Dưới đây là những công dụng rất tốt cho sức khỏe của quả mít mẹ bầu nên biết
Giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh hơn
Như đã nói, trong mít chứa một lượng lớn vitamin C sẽ góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ đó cơ thể có khả năng chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn.
Hàm lượng chất xơ có trong mít giúp ngăn ngừa táo bón. Vì thế loại quả này hỗ trợ quá trình tiêu hóa cho mẹ bầu rất tốt. Chất xơ từ mít cũng giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và nguy cơ ung thư đại tràng.
Cứ 100g mít sẽ có 303 mg kali. Thường xuyên ăn mít còn giúp mẹ bầu duy trì huyết áp ổn định. Đây là loại thực phẩm hữu ích với mẹ bầu có tiền sử cao huyết áp. Mít đặc biệt tốt cho mẹ bầu mắc bệnh tim và hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Có lợi cho thai nhi
Bà bầu có nên ăn mít không? Vitamin A có trong mít giúp mẹ bầu ngăn ngừa các bệnh về mắt. Đồng thời giúp thai nhi phát triển các bộ phận nội tạng, hệ xương và hệ thần kinh.
Đang mang thai ăn mít có tốt không? Khi mang thai, hormone hCG tăng cao làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp cho mẹ bầu. Rối loạn tuyến giáp sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu mẹ thường xuyên ăn mít sẽ giúp duy trì chức năng bình thường của tuyến giáp. Từ đó, mẹ bầu không phải lăn tăn trước nguy cơ rối loạn tuyến giáp.
Giảm thiếu máu, hỗ trợ giảm stress
Bà bầu có nên ăn mít? Trong mít còn có lượng magie khá phong phú, khoáng chất này hỗ trợ đắc lực cho cơ thể hấp thu canxi. Ngoài magie, trong mít còn chứa nhiều chất sắt. Vì thế, ăn mít thường xuyên cũng giúp mẹ bầu giảm nguy cơ thiếu máu.
Mang thai ăn mít được không? Câu trả lời là có ăn mít giúp cho bà bầu giảm stress. Nghe có vẻ kì quặc, nguyên nhân là vì mít giúp bà bầu kiểm soát và điều tiết hormone trong thai kì. Khi hormone nội tiết cân bằng thì bà bầu sẽ ít cáu bẳn và căng thẳng.
Bạn có thể chưa biết:
Bà bầu ăn vải được không và liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Tác dụng phụ khi ăn nhiều mít?
Ăn mít mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Tuy nhiên mẹ bầu ăn nhiều mít gây ra những tác dụng phụ khác như
- Ăn nhiều mít gây ra rối loạn tiêu hóa, đau hoặc khó chịu bụng do hàm lượng chất xơ nhiều
- Mít có chứa hàm lượng glucose cao việc ăn nhiều mít sẽ dễ bị bệnh tiểu đường khi mang thai.
- Mẹ bầu đang trong tình trạng thừa cân tốt nhất không nên ăn mít khi mang thai.
Phụ nữ mang thai ăn mít sao cho đúng?
Bà bầu có được ăn mít không? Các mẹ bầu nên ăn mít với lượng vừa phải, khoảng 80-100gr mít mỗi ngày. Khi ăn cần nhai kĩ và không nên ăn vào buổi chiều tối.
Mít là loại trái cây có hàm lượng đường cao. Dó là nguyên nhân bà bầu có cảm giác nóng sau khi ăn. Đặc biệt là đối với các bà bầu thừa cân, béo phì. Để tốt cho hai mẹ con, bà bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Ăn quá nhiều mít sẽ khiến các mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do hàm lượng chất xơ khá nhiều trong loại quả này.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết “Hàm lượng đường cao trong mít làm tăng đường huyết đột biến, gây choáng váng, hoa mắt vì thế mẹ bầu nên hạn chế hoặc ăn mít với một lượng vừa phải để tránh mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Đối với mẹ bầu hệ tiêu hóa dễ bị ảnh hưởng dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa gây cản trở việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì thế không nên ăn mít vào những lúc đói khiến hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột bị tăng cao, đầy bụng, khó tiêu. Ăn mít vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao nhất là hạt mít”.
Những trường hợp bầu không nên ăn mít
- Mẹ bầu tiểu đường hoặc có nguy cơ tiểu đường thì không nên ăn mít, đặc biệt là bà bầu bị thừa cân, béo phì. Mẹ bầu chỉ ăn trái cây này sau khi ăn cơm được 2-3 tiếng.
- Ăn mít trong lúc đói sẽ khiến lượng đường đột ngột tăng cao. Để tạo cảm giác phong phú cho vị giác, mẹ bầu có thể trộn mít cùng với sữa chua hay yến mạch.
- Trường hợp bà bầu bị dị ứng hoặc rối loạn đông máu càng không nên ăn mít. Vì mít sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng thêm tồi tệ.
- Tuy mít rất tốt với bà bầu nhưng những ai đang muốn mang thai thì không nên ăn mít. Một số chất có trong mít gây ức chế ham muốn tình dục, giảm ham muốn.
Hoa quả thích hợp cho mẹ bầu
- Đu đủ chín: chứa nhiều vitamin A, C, canxi và sắt rất cần thiết cho mẹ mang thai. Mẹ nhớ là chỉ ăn đu đủ chín chứ không ăn đu đủ xanh nhé
- Cam, bưởi cực kỳ nhiều vitamin C góp phần tăng đề kháng cho mẹ
- Hàm lượng vitamin A dồi dào trong quả nho hỗ trợ quá trình trao đổi chất, bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi khác cho cơ thể như kali, folate…
- Chuối chín làm giảm chứng phù nề khi mang thai và hạn chế ốm nghén
- Bơ: quả bơ có nhiều vitamin A, B, C, kali, folate cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của bé…
Quả mít là loại trái cây quen thuộc, dễ tìm mua. Qua bài viết, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Đang mang thai ăn mít được không?”. Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn mít gây sảy thai. Nếu biết ăn cách ăn và ăn một lượng vừa phải thì không những không nguy hiểm mà bà bầu còn “lợi đủ đường”.
Nguồn tham khảo: Những sai lầm thường gặp khi ăn mít – Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Xem thêm
- Bầu ăn chôm chôm có tốt không? Giải mã lời đồn ăn chôm chôm sẽ sinh mổ!
- Bà bầu ăn măng được không? Những điều mẹ bầu nên cẩn trọng
- 4 quan điểm sai lầm trong ăn uống khi mang bầu