Bầu ăn bò khô được không? Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, với thành phần và cách chế biến thì tốt nhất là mẹ bầu không nên ăn khô bò trong thời gian bầu bí.
- Cách chế biến bò khô và giá trị dinh dưỡng của món ăn này
- Mẹ bầu ăn bò khô được không?
- Điểm danh 8 món ăn vặt tốt cho thai nhi
Cách chế biến bò khô và giá trị dinh dưỡng của món ăn này
Thịt bò khô là món ăn vặt với hương vị thơm ngon, cay nồng khiến ai đã một lần được nếm thử cũng phải nhớ mãi.
Bò khô thường được làm từ thịt bò thăn tươi ướp với các gia vị như ớt, gừng, tỏi, sả, đường, nước mắm, … Gia vị tẩm ướp thịt bò càng đậm đà cùng thời gian ướp kéo dài sẽ khiến cho miếng bò càng thêm thơm ngon.
Về phương pháp chế biến, thịt bò khô sẽ được làm chín bằng cách cho vào lò sấy hoặc sử dụng chảo sấy trong một khoảng thời gian nhất định.
Mẹ có thể quan tâm:
Top đồ ăn vặt cho bà bầu nhiều chất dinh dưỡng có thể mẹ chưa biết
Bật mí những đồ ăn vặt tốt cho bà bầu và có lợi cho thai nhi
Xét về mặt dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của thịt bò khô là protein và chất béo. Protein rất tốt cho cơ thể, nó chứa 8 loại axit amin thiết yếu giúp cung cấp dinh dưỡng, tác động cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể của chúng ta.
Mẹ bầu ăn bò khô được không?
Mặc dù là món ăn vặt thơm ngon, hấp dẫn và mang lại phần nào giá trị dinh dưỡng bởi nguồn protein dồi dào nhưng với phụ nữ có thai ăn bò khô được không? Liệu mẹ bầu ăn bò khô được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với thành phần của bò khô và cách chế biến như trên thì tốt nhất là mẹ bầu nên tạm thời “kiêng” món tủ này trong thời gian bầu bí.
Đây là 4 lý do mà mẹ bầu nên hạn chế ăn bò khô trong thai kỳ:
– Gia vị dùng để tẩm ướp bò khô thường rất đạm đà, đặc biệt là lượng muối trong món ăn này khá cao. Nếu ăn quá nhiều thịt bò khô, mẹ bầu sẽ dễ bị sưng phù và cao huyết áp.
– Khi ăn thịt bò khô ở ngoài hàng, rất khó để chúng ta biết được nguồn gốc thịt bò được sử dụng. Nếu bò khô được làm từ loại thịt ôi thiu thì nguy cơ tiêu chảy của mẹ lại càng tăng cao.
– Mang thai ăn bò khô được không? Trường hợp thịt bò bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm toxoplasmosis khi mang thai. Đây là một loại khuẩn có thể không gây hại cho thai phụ nhưng lại nguy hiểm với thai nhi. Nếu nhiễm toxoplasmosis trong giai đoạn đầu mang thai, thai phụ có nguy cơ bị sảy thai hoặc khiến bé dễ bị suy giảm chức năng não và mắt.
– Thịt bò khô thường có vị cay do sả, ớt. Khi bà bầu ăn bò khô cũng là lúc mẹ sẽ hấp thụ một lượng ớt đáng kể vào cơ thể. Chưa có một nghiên cứu nào cho thấy ăn cay sẽ gây ra nguy cơ sảy thai hay ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, tác dụng phụ của việc ăn cay là mẹ bầu có thể bị đầy bụng, khó tiêu và ợ hơi.
Vậy nên có thèm đến mấy thì vì thai nhi mẹ cũng chỉ nên nhấm nháp tí chút hoặc tốt nhất là kiêng hoàn toàn cho đến khi sinh bé chào đời khỏe mạnh.
Điểm danh 8 món ăn vặt tốt cho thai nhi
Nếu không được ăn bò khô trong những lúc “buồn mồm” thì mẹ bầu nên ăn gì đây để mẹ vừa không tăng cân quá đà mà vẫn cung cấp được nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho thai nhi trong bụng mẹ?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên chống đói bằng những món ăn vặt siêu dinh dưỡng sau đây:
1. Các loại hạt
Như hạnh nhân, óc chó, bí ngô, … Chỉ cần một nắm nhỏ cũng đủ giúp mẹ bầu không còn cảm giác sôi bụng hay quá đói. Mặt khác, các loại hạt này còn mang đến nguồn vitamin và chất khoáng phong phú cho thai nhi.
Mẹ có thể quan tâm:
Giải đáp bà bầu thích ăn vặt: Bà bầu có được ăn nem chua không?
Top những món đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng nhất cho bà bầu 3 tháng cuối nhâm nhi đỡ buồn miệng
2. Quả bơ
Giàu các loại chất béo có ích cho tim, chất khoáng và có vị bùi bùi dễ chịu, quả bơ chính là một món ăn vặt không thể bỏ qua của các mẹ bầu.
3. Hoa quả tươi ít đường
Bất cứ khi nào mẹ bầu đói, hãy bổ sung thêm các loại hoa quả giàu chất xơ và vitamin này. Ăn trái cây là cách tốt nhất giúp mẹ bầu làm dịu cơn đói. Bạn nên ăn các loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi, táo, … vì các loại quả này giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
4. Ngô, khoai luộc
Bà bầu ăn ngô, khoai lang sẽ giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và bổ não cho thai nhi.
5. Bánh quy
Thông thường, bánh quy được làm từ bột mì, bơ và đường cùng với những nguyên liệu khác như mè, đậu, cam, chocolate…
Với thành phần dinh dưỡng khá phong phú, bánh quy không chỉ giải quyết cơn đói của mẹ mà còn mang đến một lượng năng lượng đáng kể.
Với các món ăn vặt bổ dưỡng nói trên, hi vọng mẹ bầu đã có thêm những lựa chọn để thay thế cho cơn thèm bò khô của mình rồi.
6. Ngũ cốc
Trong các loại ngũ cốc như yến mạch, ngô, gạo lức có hàm lượng sắt và canxi khá lớn vì thế mẹ bầu có thể sử dụng ngũ cốc thay cho khô bò như một món ăn vặt hằng ngày. Ngoài ra, một công dụng mà mẹ bầu sẽ rất thích của ngũ cốc chính là cung cấp vitamin E giúp da dẻ mẹ bầu đẹp tự nhiên và hồng hào.
7. Hạt dẻ
Hạt dẻ với các thành phần như protein, chất béo, canxi, sắt và rất nhiều các nguyên tố vi lượng giúp mẹ bầu bổ thận, khí huyết lưu thông dễ dàng. Không những giúp mẹ bầu mà hàm lượng canxi từ hạt dẻ còn giúp phát triển xương của thai nhi.
8. Sữa chua
Một món ăn khác có công dụng giúp mẹ bầu đẹp da chính là sữa chua. Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp làm mát cơ thể, kiểm soát cân nặng, không sợ tăng cân.
Xem thêm:
- Ăn gì tốt cho thai nhi tháng đầu mẹ bầu đã biết chưa?
- Mẹ bổ, con khỏe – 10 siêu thực phẩm giúp cân nặng thai nhi tăng tốc vào cuối thai kỳ
- Bà bầu ăn sầu riêng được không và ăn thế nào để an toàn cho thai nhi?