Thực hư thông tin mẹ bầu ăn bắp quá nhiều có nguy cơ sinh con bị dị tật

Bầu ăn bắp được không? Bắp là thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu, bởi trong bắp giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ bầu ăn bắp có thể phòng ngừa các vấn đề mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ như táo bón, trĩ. Trong hạt bắp có chất chống oxy hóa, giúp phòng chống bệnh ung thư.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu ăn bắp được không? Mẹ bầu có thể ăn bắp trong thai kỳ nhưng phải ăn với lượng phù hợp và phải tìm mua ở những nơi đảm bảo vệ sinh, không chứa thuốc gây hại.

Nội dung bài viết:

  • Công dụng tuyệt vời của bắp
  • Giải mã tin đồn ăn bắp nhiều đẻ con bị dị tật
  • Những rủi ro sức khỏe mẹ bầu có thể đối mặt khi ăn bắp quá nhiều
  • Những ai không nên ăn bắp?
  • Nếu mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, vậy có bầu ăn bắp được không?
  • Ăn bắp đúng cách

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Công dụng tuyệt vời của bắp

Kích thích tiêu hóa. Bắp giàu chất xơ có tác dụng ngừa táo bón và các vấn đề về đường tiêu hóa. Ăn bắp sẽ giúp giảm hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy và ngăn cơ thể hấp thụ mỡ vào máu.

Chống thiếu máu. Bắp chứa lượng đáng kể chất sắt là một trong những khoáng chất rất cần thiết để hình thành hồng cầu mới, hạn chế thiếu máu.

Tốt cho tim mạch. Ăn bắp có tác dụng ngừa tắc nghẽn động mạch, do đó giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, ngăn ngừa đột quỵ.

Bắp ngô có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe (Ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tăng năng lượng. Bắp chứa lượng lớn carbohydrate cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể. Ăn bắp giúp não bộ và hệ thần kinh hoạt động trơn tru hiệu quả.

Giảm cholesterol. Ăn bắp giúp bổ sung vitamin C, carotenoid và bioflavonoid sẽ giữ trái tim bạn khỏe mạnh. Chúng giúp kiểm soát mức cholesterol và kích thích lưu thông máu.

Bạn có thể chưa biết:

Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? Cho bé tăng cân mẹ không sợ mập

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giải mã tin đồn ăn bắp nhiều đẻ con bị dị tật

Mới đây, nhiều mẹ bầu truyền tai nhau về một kết quả nghiên cứu liên quan đến bắp. Theo đó, nhiều bài viết cho rằng “Ăn nhiều bắp trong 3 tháng đầu thai kì, nguy cơ sinh con dị tật cao gấp 2,5 lần so với mẹ bầu khác”. Điều này làm cho không ít mẹ bầu lập tức gạch bỏ bắp ra khỏi thực đơn hàng ngày. Vậy có hay không việc ăn bắp nhiều đẻ con bị dị tật?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc mẹ bầu ăn bắp nhiều sẽ gây dị tật thai nhi. Bắp là loại thực phẩm rất giàu axit folic, chất xơ, vitamin B1, B5 và C, giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường lưu thông máu, nên trong thai kì mẹ bầu có thể ăn mà không cần lo lắng.

Chưa kể trong bắp có hàm lượng axit folic đáng kể, đây là dưỡng chất đóng vai trò quyết định để ngăn chặn nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và giúp phòng tránh sẩy thai trong 3 tháng đầu. Hàm lượng chất xơ cao giúp giải quyết vấn đề táo bón gặp phải trong thời gian mang thai. Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, việc ăn bắp còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa thiếu máu, bảo vệ tim mạch và hỗ trợ phát triển tế bào não và hệ thần kinh trung ương ở thai nhi.

Nguyên nhân của tin đồn này là do trên bắp có các loại nấm kí sinh chứa độc tố fumonisin. Chất này có khả năng làm vô hiệu hóa khả năng phòng chống khuyết tật thai nhi của axit folic. Điều này đồng nghĩa với việc bổ sung axit folic trong thai kì sẽ bị phản tác dụng. Tuy nhiên nguy cơ trên chỉ xảy ra khi mẹ bầu ăn quá nhiều bắp trong thời gian dài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tóm lại, mẹ bầu ăn bắp được nhưng nên ăn một lượng vừa đủ. Đây là câu trả lời cho các câu hỏi mang thai ăn bắp được không, bầu ăn ngô được không, bà bầu ăn bắp được không.

Mẹ bầu có thể ăn ngô với lượng vừa đủ (Ảnh: istockphoto)

Những rủi ro sức khỏe mẹ bầu có thể đối mặt khi ăn bắp quá nhiều

Bắp là một loại thực phẩm rất ngon và được nhiều mẹ bầu yêu thích. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều loại ngũ cốc này cũng tiềm ẩn rất nhiều vấn đề sức khỏe. Bên cạnh nguy cơ sinh con dị tật, mẹ có thể mắc phải các vấn đề sau nếu ăn quá nhiều bắp.

Mất cân bằng dinh dưỡng

Nếu mẹ bầu chỉ ăn bắp mà bài xích các thực phẩm khác, mẹ có thể rơi vào tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Cơ thể sẽ thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết. Do đó, mẹ nên ăn thêm đa dạng các thực phẩm khác.

Xáo trộn hệ thống miễn dịch

Bầu ăn ngô có tốt không? Mẹ bầu ăn quá nhiều bắp có thể làm niêm mạc ruột khó chịu. Ngoài ra, gluten trong bắp có thể làm xáo trộn hệ thống miễn dịch của mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm cho tình trạng tiểu đường nghiêm trọng

Bắp chứa hàm lượng carbohydrates cao. Ăn nhiều bắp làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Nếu mẹ mắc đang bị tiểu đường thai kỳ, ăn bắp có thể làm cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Gây ra tình trạng khó tiêu

Trong hạt bắp có chứa cellulose. Cơ thể con người không thể tiêu hóa hết bắp vì thiếu các enzyme. Bên cạnh đó, bắp còn chứa prolamins, một loại protein gây bệnh rò rỉ ruột. Mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều bắp còn khiến lượng chất xơ trong thực phẩm này gây hại dạ dày.

Gây tình trạng đầy hơi, tăng cân

Bắp chứa hàm lượng tinh bột rất cao. Mẹ bầu ăn bắp quá nhiều sẽ sản sinh khí trong ruột gây đau bụng, đầy hơi. Bên cạnh đó việc tiếp thu nhiều tinh bột khiến mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, dễ mắc các bệnh về cân nặng như tiểu đường thai kỳ.

Theo bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Phó khoa khám thai, bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Nhiều mẹ bầu tập trung bổ sung nhiều dưỡng chất để hổ trợ cho sự phát triển của thai nhi mà không điều chỉnh lượng chất hấp thụ phù hợp, dẫn đến tình trạng tăng cân không kiểm soát. Nếu bà mẹ tăng vượt mức 18 kg trong thời kỳ mang thai là một mối nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con”. Bác sĩ Hà nhấn mạnh, việc mẹ tăng cân quá nhiều sẽ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật. Bên cạnh đó, việc thai nhi to khiến mẹ bầu sinh khó hoặc phải sinh mổ; thai nhi dễ mắc các dị tật liên quan đến dây thần kinh như nứt đột sống…

Những ai không nên ăn bắp?

Mẹ bầu bị tiểu đường

Bắp chứa hàm lượng tinh bột cao, carbohydrates làm lượng đường trong máu tăng nhanh. Do đó, mẹ bầu bị tiểu đường tốt nhất không nên ăn bắp. Nếu thèm, mẹ có thể nhấm nháp vài hạt bắp.

Người bị viêm đại tràng

Mẹ bầu bị viêm đại tràng, khi ăn bắp có thể làm các vết loét tổn thương do bắp rất khó tiêu. Ngoài ra, do bắp giàu cellulose, khi ăn bắp, thành ruột sẽ bị cọ xát.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không nên ăn bắp nếu bị dị ứng

Khi dị ứng với bất cứ thành phần nào của bắp nên tránh ăn loại thực phẩm này. Nếu có dấu hiệu dị ứng như phát ban, nôn mửa, bạn cần ngừng ăn ngay và đến gặp bác sĩ. Đối với mẹ bầu, điều này còn nguy hiểm hơn gấp bội. Vì thế nếu có dấu hiệu dị ứng với bắp, bạn không nên sử dụng loại thực phẩm này.

1 số mẹ bầu không nên ăn bắp (Ảnh: istockphoto)

Mẹ bầu mắc các vấn đề về tiêu hóa

Đây là một trong những mẹ bầu không nên ăn bắp khi mang thai. Bởi lẽ nếu ăn quá nhiều bắp, hàm lượng chất xơ cao sẽ gây áp lực cho dạ dày thai phụ.

Bạn có thể chưa biết:

Bà bầu không nên ăn gì và ăn gì để tránh sảy thai hiệu quả?

Nếu mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, vậy mẹ bầu ăn bắp được không?

Nếu bạn đang trong thai kỳ và lăn tăn về chuyện mẹ bầu ăn bắp được không? Câu trả là được nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh, và ăn với số lượng vừa phải.

Theo ý kiến của các bác sỹ và chuyên gia thì việc này chỉ đúng khi mẹ bầu ăn số lượng rất nhiều và thường xuyên mỗi ngày. Thỉnh thoảng mẹ bầu ăn một đến hai trái bắp thì không cần lo lắng. Số lượng này sẽ không làm ảnh hướng gì đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Khoa học đã chứng minh bắp mang đến những lợi ích sau đây:

Những công dụng của bắp tốt cho mẹ bầu

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Bắp giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ bầu ăn bắp có thể phòng ngừa các vấn đề mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ như táo bón, trĩ.
  • Ngăn ngừa ung thư: Trong hạt bắp có chất chống oxy hóa, giúp phòng chống bệnh ung thư.
  • Giảm nguy cơ thiếu máu: Bắp giàu vitamin B12, giúp ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ, giúp cơ thể hình thành các tế bào máu mới.
  • Giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng: Giàu chất xơ, protein, nước, bắp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất nhưng không làm mẹ tăng cân.
  • Tăng cường trí nhớ cho phụ nữ và cả thai nhi: Lợi ích của ngô cho bà bầu giúp tăng cường trí nhớ cho cả mẹ và bé, do trong ngô có chứa thiamine.

Những công dụng của bắp tốt cho thai nhi

  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Giàu folate, axit folic. Mẹ bầu ăn bắp không chỉ giúp thai nhi phát triển trí não mà còn ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh tủy sống. Tất nhiên trừ loại bắp nhiễm kí sinh chứa độc tố fumonisin.
  • Cải thiện thị lực thai nhi: Bắp giàu vitamin A, beta carotene, chất chống oxy hóa như lutein, xanthins, giúp cải thiện thị lực thai nhi.
  • Tăng cường miễn dịch: Bắp giàu beta carotene - một chất sẽ chuyển hóa thành vitamin A để cung cấp cho cơ thể. Vitamin A giúp bảo vệ màng thai và da thai nhi. Ngoài ra còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Một số lưu ý cho mẹ khi ăn bắp ngô

  • Mẹ không nên ăn quá nhiều ngô 1 lúc, nên thay đổi cách chế biến để không bị ngán như chè ngô, xôi ngô...
  • Không nên chỉ ăn ngô trong các bữa ăn chính
  • Hạn chế ngô đóng hộp vì chứa nhiều muối, dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, phù nề; dầu ngô chứa nhiều chất béo và năng lượng, siro ngô chứa nhiều đường
  • Chỉ chọn ngô tươi, không chọn bắp ngô đã bị đổi màu, héo và có thể bảo quản trong tủ lạnh

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ giải quyết mối lo về việc mẹ bầu ăn bắp được không. Dù có lợi cho sức khỏe thai phụ, nhưng mẹ cũng cần hạn chế ăn bắp quá nhiều. Bầu ăn ngô luộc có tốt không? Rất tốt nếu mẹ ăn vừa phải và chế biến hợp vệ sinh.

Mẹ cần tránh sai lầm khi dùng bắp thay hoàn toàn các loại thực phẩm khác. Điều này sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và suôn sẻ.

Nguồn tham khảo: BÀ BẦU CÓ NÊN ĂN NGÔ? - Bệnh viện Từ Dũ.

Xem thêm 

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng