Bầu 5 tháng đau lưng là dấu hiệu thường thấy ở những bà mẹ đang mang thai. Có tới khoảng 50%-80% phụ nữ mang thai bị đau lưng trong những tháng thai kỳ. Từ tháng thứ 5, cơ thể mẹ đã bắt đầu có những thay đổi rõ rệt. Nguyên nhân là giai đoạn này, thai nhi đã bắt đầu phát triển nhanh chóng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Tại sao bầu 5 tháng đau lưng với mức độ nhiều hơn?
Những cơn đau lưng khi mẹ bầu 5 tháng thực ra là tác dụng phụ của cơ thể để chuẩn bị cho thời khắc sinh quan trọng. Đau lưng khi mang thai chia thành hai loại: đau lưng thông thường và đau thắt lưng vùng chậu.
Đau do bị căng cơ lưng
Nguyên nhân bầu 5 tháng đau lưng là do bụng ngày càng to, cơ thể bị mất cân bằng. Thai nhi càng lớn, phần tử cung của mẹ càng nặng nề hơn. Phần trọng lượng thai nhi tập trung chủ yếu ở phần trước bụng. Vì vậy, đa số các bà bầu thường có xu hướng cong người về trước. Để giữ cơ thể cân bằng, bạn buộc phải nghiêng người theo hướng ngược lại. Điều này khiến cơ lưng hoạt động nhiều dẫn tới tình trạng căng cơ, nhức mỏi.
Cơ lưng hoạt động nhiều gây ra tình trạng đau lưng ở phụ nữ mang thai
Cơ bụng yếu
Khi phụ nữ mang thai vùng cơ bụng bị căng ra và trở nên yếu hơn. Vì vậy, nó làm tăng nguy cơ đau lưng khi vận động mạnh
Hormone thai kỳ
Để tạo môi trường tốt nhất cho thai nhi phát triển, cơ thể mẹ bắt đầu tiết ra một loại hormone làm nới lỏng các dây chằng ở khung chậu. Nhờ vậy, các khớp vùng chậu hoạt động linh hoạt hơn. Từ đó em bé có thể chui lọt ra ngoài khi mẹ lâm bồn. Tuy nhiên, việc các khớp quá lỏng dễ sinh ra hiện tượng đau lưng ở bà bầu,
Bầu 5 tháng đau lưng, mẹ nên làm gì?
Để hạn chế tình trạng bầu 5 tháng đau lưng, mẹ bầu cần phải chú ý đến cách đứng ngồi và di chuyển. Dưới đây là một số tips nhỏ hữu ích, các mẹ nên biết:
Chọn loại giày có phần đế phù hợp với phụ nữ mang thai
Những loại giày thông thường có lẽ sẽ không còn thích hợp cho mẹ bầu khi mang theo. Tốt nhất, mẹ nên chọn những đôi giày có thêm miếng lót có độ dày thích hợp. Tuyệt đối tránh xa những đôi giày cao gót dễ làm mẹ mất thăng bằng và gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.
Chọn nệm và ghế ngồi tạo cảm giác thoải mái cho mẹ bầu
Bạn nên chọn phần đệm nằm và ghế ngồi hỗ trợ tốt nhất cho phần lưng. Khi ngồi mẹ có thể lót thêm một chiếc gối nhỏ phía sau phần thắt lưng để giảm bớt triệu chứng đau nhức.
Không nên khom người quá thấp hoặc làm việc nặng
Việc khom người quá thấp hoặc làm việc quá sức cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng ở mẹ bầu. Khi muốn nhặt món đồ bị rơi dưới đất, mẹ nên ngồi xổm và cúi xuống nhưng vẫn giữ thẳng phần cột sống lưng.
Mẹ bầu không nên làm việc nặng và quá sức
Chú ý tới tư thế khi đi ngủ
Theo các bác sĩ tư vấn, tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu là nằm nghiêng về một bên. Dùng 1 đến 2 chiếc gối nhỏ kẹp giữa hai chân hoặc ở vùng bụng dưới để tránh gây ảnh hưởng tới cột sống.
Tập thể dục
Việc tập thể dục có thể giúp sản phụ mang thai đẩy lùi các cơn đau một cách hiệu quả. Mẹ nên ưu tiên các bài tập cho phần lưng để cải thiện phần lưng và cơ bắp. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng giúp mẹ chuẩn bị một nền tảng sức khỏe thật tốt trước khi sinh nở.
Massage lưng và thư giãn
Đôi khi, một số mẹ bị đau lưng khi mang bầu là do cơ thể đang trong trạng thái căng thẳng. Mẹ nên học cách thư giãn và để cho bản thân thoải mái khi bị cơ đau tấn công. Massage lưng sẽ giúp làm giảm cơn đau hiệu quả và nhanh chóng.
Khi nào mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay?
Thường triệu chứng đau lưng khá thường gặp và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy cơn đau dữ dội và kéo dài liên tục trên 2 tuần. Tốt nhất nên tới gặp bác sĩ sản khoa để có hướng điều trị kịp thời.
Khi đau lưng liên tục kéo dài trên 2 tuần, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay
Bên cạnh đó, đây cũng có thể là triệu chứng của việc sinh non hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẹ cần tới khám bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: xuất huyết âm đạo, nóng sốt, đau khi đi tiểu,…
Vấn đề bầu 5 tháng đau lưng không phải là vấn đề mới. Đau lưng có thể là triệu chứng bình thường của thai kỳ cũng có thể trở thành dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Mẹ nên biết được một số những thông tin hữu ích xoay quanh để biết cách xử lý khi cần thiết. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!