Bầu 3 tháng cuối ăn khổ qua được không là điều các chị em khi bước đến giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ quan tâm. Thực ra bầu 3 tháng cuối ăn khổ qua sẽ mang lại những lợi ích cho mẹ như giảm tiểu đường thai kỳ, hỗ trợ tiêu hóa và có lợi cho hệ thần kinh của bé v.v, nhưng nên được sử dụng ở một lượng nhất định và không được lạm dụng.
Hãy cùng nhau tìm hiểu xem khổ qua mang lại lợi ích như thế nào và lời khuyên của các chuyên gia nhé!
Tác dụng của khổ qua đối với sức khoẻ
Khổ qua hay còn được gọi là mướp đắng. Là một loại xuất sứ đa số ở khu vực Đông Nam Á. Theo các nhà khoa học, khổ qua chứa rất nhiều các loại vitamin C, B1, B2, B5. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng trong khổ qua có thể ngăn chặn được nguy cơ đái tháo đường Type II trong quá trình mang thai.
Theo Đông y, khổ qua được xem như một bài thuốc trị bệnh. Và được sử dụng như một loại thực phẩm hằng ngày. Ngoài các loại vitamin thiết yếu, khổ qua còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết như axit folic, phốt pho, mangan, magie và kẽm.
Do có vị đắng tự nhiên nên khổ qua không được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, khổ qua vẫn có được chế biến thành nhiều món. Ví dụ như khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng, khổ qua trộn rau cần, canh khổ qua, ăn sống cùng ruốc. Nếu được chế biến đúng cách thì khổ qua sẽ giảm vị đắng và ngon miệng hơn.
khổ qua và lợi ích về sức khỏe
Bầu 3 tháng cuối ăn không qua được không?
Bầu 3 tháng cuối ăn khổ qua được không? Câu trả lời chắc chắn là có. Nhưng nên được sử dụng ở một lượng nhất định và không được lạm dụng. Một số nghiên cứu cho thấy. Nếu bà bầu ăn nhiều khổ qua sẽ dẫn đến các vấn đề về tử cung, có bóp tử cung và sinh non. Hơn nữa, chất favism (G6PD) sẽ gây thiếu máu và dẫn đến sốt, đau đầu, hôn mê, khó chịu bụng,…
Trước khi ăn khổ qua, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyển môn để nhận được tư vấn cụ thể. Từ đó cân đối dinh dưỡng bữa ăn và đưa khổ qua vào khẩu phần một cách hợp lý. Nếu như đã ăn khổ qua trước khi tham khảo ý kiến bác sĩ các mẹ cũng đừng nên lo lắng quá mức. Vì ăn ở một lượng vừa phải sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi nữa nhé.
Mẹ bầu nên cẩn thận khi ăn khổ qua vào cuối thai kỳ
Một số công dụng của khổ qua đối với bà bầu
Nếu mẹ bầu ăn khổ qua một cách vừa phải, sẽ mang lại nhiều lợi ích. Dưới đây là một số công dụng khác của khổ qua nếu mẹ dùng đúng cách nhé.
1. Khổ qua giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là nỗi lo lớn đối với bất kỳ ai đang mang thai. Tuy nhiên, trong khổ qua chứa chất charatin và polypeptide-P. Đây là hai chất có khả năng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và đặc biệt là đái tháo đường thai kỳ.
2. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Trong khổ qua chứa rất nhiều vitamin C, B1, B2, B5. Và các khoáng chất thiết yếu như axit folic, phốt pho, mangan, magie và kẽm,… Mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp bé phát triển tốt hơn trong suốt thai kỳ.
3. Tăng cường hệ miễn dịch
Trong khổ qua có chứa hàm lượng vitamin C cao và chất chống oxy hóa. Giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra chất chống oxy hóa còn giúp mẹ bầu giữ được làn da sáng và luôn căng mịn.
4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi về hooc môn. Dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa. Trong khổ qua chứa rất nhiều chất xơ. Giúp kích thích hệ tiêu hóa và đẩy lùi tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy hơi.
5. Giúp phát triển hệ thần kinh của bé
Trong khổ qua chứa chất folate. Đây là chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tủy sống và hệ thần kinh của bé. Ngoài phát triển hệ thần kinh, folate còn giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh của bé và giúp bé phát triển tốt hơn.
Khổ qua và lợi ích khác đối với mẹ bầu
Một số lưu ý khi bầu 3 tháng cuối ăn khổ qua
Khi đã bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Các mẹ nên lưu ý những loại thực phẩm đưa vào cơ thể để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể về hàm lượng dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày. Nếu mẹ bầu đã không ăn được khổ qua trước đó thì không nên cố ăn trong khi mang thai. Ở giai đoạn 3 tháng cuối, sẽ rất nhạy cảm nên mẹ bầu cần lưu ý và ăn khổ qua ở mức cho phép của bác sĩ.
Thông qua bài viết này, mong các mẹ bầu có thêm kiến thức về thực phẩm để mang lại những gì tốt nhất cho con em chúng ta nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!