Bà đẻ ăn trứng vịt lộn được không là thắc mắc của nhiều phụ nữ sau sinh. Mặc dù trứng vịt lộn là món ăn cực kỳ bổ dưỡng, tuy nhiên với với các bà mẹ sau sinh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cho bé, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy nên, việc tìm hiểu rõ nên ăn gì, có nên ăn trứng vịt lộn hay không sau thời kỳ sinh bé là vấn đề hoàn toàn cần thiết.
Bài viết này được tư vấn kiến thức bởi Thạc Sĩ Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà từng công tác tại Viện YHCT Trung ương- Hà Nội và có gần 40 năm kinh nghiệm trong ngành sản phụ khoa Đông y. Cùng tìm hiểu thêm:
- Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn là gì?
- Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?
- Vài món ăn từ trứng vịt lộn tốt cho bà đẻ
- Những điều cần biết khi ăn trứng vịt lộn đối với mẹ sau sinh
Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn là gì?
Trứng vịt lộn rất nhiều chất dinh dưỡng
Trứng vịt lộn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, mỗi quả trứng có đến 182 Kcal năng lượng, 12.4g Lipid, 13.6g Protein, 82mg Canxi, 212mg Phốt Pho, 600mg Cholesterol cùng với các loại Vitamin cần thiết cho cơ thể.
Theo Đông y, trứng vịt lộn ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi là một bài thuốc chữa bệnh, dùng để chữa các bệnh như thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, và yếu sinh lý,…
Bên cạnh đó, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, và giúp cơ thể tăng trưởng nhanh chóng. Còn rau răm có lợi ích làm sáng mắt, mạnh đầu gối, và ấm bụng. Gừng tươi kích thích hệ tiêu hóa, tốt cho tim và giải độc thức ăn.
Đúng là trứng vịt lộn mang nhiều chất dinh dưỡng, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều để tránh phản tác dụng. Nếu ăn trứng vịt lộn trong một thời gian dài và mỗi ngày sẽ làm tăng lượng Cholesterol xấu trong máu, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp hay đái tháo đường,…
Mẹ có thể xem thêm:
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không?
Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?
Trứng vịt lộn có thể nói đây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hơn nữa hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng bà đẻ sau sinh không được ăn trứng vịt lộn. Do vậy, các mẹ sau sinh vẫn nên ăn loại thực phẩm này, vừa giúp bồi bổ cơ thể vừa tăng chất dinh dưỡng cho bé.
Ngoài ra, thực phẩm này cũng mang tới nhiều lợi ích tốt cho các mẹ. Đó là giúp dưỡng huyết rất bổ cho máu, nhất là dành cho bà mẹ mất nhiều máu sau sinh, từ đó giúp cơ thể sớm hồi phục.
Trứng vịt lộn giàu vitamin A nên bổ cho mắt, đồng thời làm tăng sức đề kháng, còn có tác dụng tạo xương cho trẻ giúp cho trẻ có chiều cao tối đa theo tiềm năng.
Trứng vịt lộn cũng cung cấp lượng đủ Calo cho các hoạt động hàng ngày của mẹ. Ăn trứng vịt lộn mang lại từ 20 đến 30% trong tổng lượng Calo cần nạp một ngày. Do đó, nếu ăn trứng vịt lộn vào bữa sáng sẽ rất thích hợp với các bà mẹ sau sinh.
Vài món ăn từ trứng vịt lộn tốt cho bà đẻ
Những món ăn làm từ trứng vịt tốt cho bà đẻ
Để thay đổi khẩu vị, mẹ có thể biến tấu trứng vịt lộn thành 2 món ăn quen thuộc dưới đây:
Trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Nguyên liệu chuẩn bị
- Trứng vịt lộn: không quá 2 quả/ tuần
- Ngải cứu: 1 bó nhỏ
- Thuốc Bắc dùng để hầm gà: 1 gói
Cách thực hiện
- Luộc trứng vịt lộn khoảng vài phút, vớt ra, sau đó bóc vỏ.
- Ngải cứu thì rửa sạch, để ráo
- Cho gói thuốc bắc vào nồi, đổ ngập nước và nấu sôi trong vòng 10 phút
- Tiếp đến cho ngải cứu vào và đun sôi thêm khoảng 2 phút.
- Bà đẻ cho trứng vịt lộn, nêm gia vị và hầm tiếp trong khoảng 10 phút.
- Cuối cùng, bà đẻ nêm nếm lại, tắt bếp và dùng khi đang nóng để tăng hương vị món ăn.
Luộc trứng vịt lộn
Nguyên liệu chuẩn bị
- Trứng vịt lộn: không quá 2 quả/ tuần
- Một ít rau răm
- Vài củ gừng
- Muối, ớt, tiêu, chanh.
Cách thực hiện
- Pha muối tiêu chanh, ớt vừa miệng ăn
- Rửa sạch gừng, rau răm và để ráo nước
- Bỏ trứng vào nồi, đổ nước ngập trứng và cho lên bếp nấu.
- Bà đẻ nên bỏ một ít muối trắng để trứng chín mà không bị vỡ
- Cuối cùng đun từ 15 đến 20 phút và tắt bếp. Lưu ý: không nên ăn trứng vịt lộn chưa chín hẳn vì rất dễ bị đau bụng.
Mẹ có thể chưa biết:
Bà bầu ăn trứng vịt lộn 3 tháng cuối có thật sự tốt không hay chỉ vào mẹ mà không vào con?
Những điều cần biết khi ăn trứng vịt lộn đối với mẹ sau sinh
Những lưu ý khi bà đẻ ăn trứng vịt lộn sau khi sinh
Mặc dù trứng vịt lộn tốt cho sức khỏe, nhưng không phải cứ ăn nhiều là được, thậm chí nếu ăn uống không khoa học có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Bởi vậy, các bà mẹ cần chú ý một số điểm sau:
Sau sinh ăn trứng vịt được không? Sau sinh chỉ nên ăn trung bình 1 trứng/ tuần, không nên ăn quá nhiều do trứng vịt lộn chứa Cholesterol, nếu ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ. Song song đó, ăn nhiều cũng dẫn tới tình trạng thừa vitamin A, tích lũy dưới da, gan và làm vàng da. Làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn sữa mẹ đồng thời cản trở quá trình hình thành xương, phát triển chiều cao của trẻ.
Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng kèm theo các món ăn khác sẽ tốt hơn. Hạn chế ăn vào buổi tối, buổi khuya do trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, khiến các mẹ khó ngủ.
Những mẹ nào có tiền sử bị cao huyết áp, viêm gan, tim mạch, gút, tiểu đường, gan nhiễm mỡ không nên ăn trứng vịt lộn vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, thậm chí còn có thể gây nên tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim và có thể dẫn đến đột quỵ.
Kết luận bà đẻ ăn trứng vịt lộn được không?
Nếu được hỏi bà đẻ ăn trứng vịt lộn được không thì câu trả lời là có. Hy vọng đã trả lời được hết những băn khoăn của mẹ và mẹ có thể xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi sinh con và nâng cao chất lượng sữa cho con bú. Mặc dù ăn trứng vịt lộn tốt nhưng khi ăn cũng cần khoa học, tránh ăn quá nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Nguồn tham khảo: Mẹ bỉm sữa sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Cần lưu ý gì? – Wikibacsi.com
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!