Bà bầu nằm võng được không khi mà chiếc võng vốn là vật dụng thân thuộc đem lại giấc ngủ ngon cho bao nhiêu thế hệ. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng nhất định của việc nằm võng đối với thai phụ.
Bà bầu nằm võng được không?
Võng là vật dụng rất quen thuộc với người Việt Nam, tuổi thơ hầu như ai trong chúng ta cũng từng được lớn lên trên chiếc võng đung đưa và những bài hát ru. Đối với nhiều người, võng thường mang lại những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái từ đó đem lại sức khỏe về tinh thần cũng như thể chất.
Chẳng thế mà có vô số các mẹ bầu vẫn muốn tiếp tục nằm võng ngay cả trong thai kỳ. Tuy nhiên hầu hết các mẹ cũng có chung một băn khoăn là liệu bà bầu nằm võng được không như thắc mắc của một mẹ dưới đây:
“Các mẹ ơi cho em hỏi bà bầu có nên nằm võng? Vì em cảm thấy nằm võng rất thoải mái và khỏe nhưng không biết nằm như thế có ảnh hưởng gì đến em bé không?
Để trả lời cho câu hỏi bà bầu có nên nằm võng? Các bác sĩ sản khoa đã chỉ ra rằng, nằm võng không phải là tư thế nằm tốt đối với người mang thai. Vì do 4 nguyên nhân như sau:
Ảnh hưởng của tư thế nằm võng tới vùng bụng bầu
Khi nằm võng, đầu và chân chúng ta thường ở vị trí cao hơn bụng, bụng sẽ trũng xuống và tạo áp lực lớn lên phần giữa thân. Vì thế sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé và sức khỏe của mẹ.
Bà bầu nằm võng được không – Ảnh hưởng của việc nằm võng tới hô hấp của thai nhi và mẹ bầu
Theo cấu trúc của võng, khi nằm xuống vùng bụng của các mẹ sẽ trũng hơn đầu và chân, tạo áp lực lớn lên phần bụng và ngực. Điều này sẽ khiến hô hấp bị cản trở và sẽ tác động tới quá trình trao đổi oxy cho cơ thể. Cộng thêm kích thước phần bụng lớn làm quá trình hô hấp của mẹ càng khó khăn. Từ đó dễ gây ra tình trạng thiếu oxy, nghiêm trọng hơn là viêm hô hấp.
Bà bầu dễ bị ngã, gây nguy cơ sảy thai
Nguy cơ té ngã đầu tiên đến từ dao động của chiếc võng và sự “chòng chành” của nó. Các mẹ có thể không may rơi khỏi võng và bị thương, trường hợp này có thể để lại những hậu quả rất xấu.
Có bầu nằm võng được không – Không nên vì dao động của võng không tốt cho thai nhi
Võng sẽ có các dao động qua lại đều đặn, khi nằm trên võng các mẹ sẽ chịu ảnh hưởng từ những dao động qua lại này. Có thể những dao động này nhẹ nhàng và êm ái khiến bạn nghĩ rằng nó không nguy hiểm, thế nhưng nếu gặp phải “rung lắc” thường xuyên như thế em bé sẽ khó chịu và bị tác động ít nhiều.
Với những nguy cơ rủi ro như trên thì lời khuyên tốt nhất cho câu hỏi “có bầu nằm võng được không” là mẹ hãy đợi cho đến khi sinh bé xong đã nhé.
Những bí quyết giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon
Nếu chọn võng để cảm thấy ngủ thoải mái hơn thì mẹ bầu cũng nên biết rằng vẫn còn rất nhiều cách khác có thể giúp mẹ ngon giấc cũng như đỡ đau nhức khi nằm trên giường. Mẹ hãy thử tham khảo những mẹo dưới đây.
Ngâm chân trước khi đi ngủ
Mẹ bầu có thể dành ra 15 phút hàng ngày trước khi đi ngủ để ngâm nước nóng và nhờ chồng hoặc người thân xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đẩy lùi căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ ngon.
Sử dụng gối bầu
Càng vào các tháng khi thai nhi đang dần lớn lên, cảm giác khó chịu, đau lưng, đau chân, vùng hông sẽ làm nhiều mẹ khổ sở khi mang thai.
Các triệu chứng này lại trở nên trầm trọng hơn vào 3 tháng cuối của thai kỳ, khiến cho nhiều mẹ mất ngủ triền miên hoặc luôn cảm thấy chật vật mỗi khi trên giường. Gối bà bầu có thể giúp mẹ giải quyết tình trạng này.
Khi nằm, mẹ nhớ nằm nghiêng bên trái để hệ tuần hoàn được lưu thông dễ dàng, giúp mẹ ngủ ngon và ít nhức mỏi hơn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!