Đi tìm bí kíp giúp mẹ bầu chấm dứt tình trạng mất ngủ trong thai kỳ

Mất ngủ khi mang thai là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn mệt mỏi và mất sức trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân nào khiến bà bầu mất ngủ? Cách khắc phục tình trạng trên là gì? Đọc bài viết của chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu mất ngủ vì nhiều nguyên nhân như: đi tiểu nhiều lần trong ngày, ốm nghén, thai nhi phát triển, ợ hơi và táo bón,... Dù tình trạng mất ngủ không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, mất sức và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần. Vì vậy, mẹ có thể tham khảo và thực hiện một số điều sau như: tập thể dục thường xuyên, không ăn nhiều trước khi đi ngủ, dùng trà thảo mộc (trà sen, trà hoa cúc,...),... để ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ
  • Biểu hiện của hiện tượng mất ngủ khi mang thai
  • Biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ trong thai kỳ

Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ

Sự phát triển của thai nhi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ. Khi thai nhi lớn dần, mẹ bầu khó tìm được tư thế phù hợp để nghỉ ngơi, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm bà bầu mất ngủ khi mang thai:

Bạn có thể chưa biết:

Bà bầu mất ngủ có sao không? Giấc ngủ có liên quan đến việc sảy thai?

Bà bầu mang thai tháng cuối mất ngủ có phải dấu hiệu sắp sinh?

Đi tiểu nhiều trong đêm

Khi mang thai, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu nên lượng urê trong cơ thể tăng vọt và bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn. Thêm vào đó, dạ con càng lớn và chèn ép lên bàng quàng khiến mẹ bầu khó chịu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, thậm chí là vào ban đêm.

Hông, chân, lưng bị đau và tình trạng chuột rút

Chuột rút là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ, xảy ra đột ngột ở bắp chân hoặc đùi. Cơn đau tại khu vực chuột rút khiến mẹ bầu phải thức giấc, dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ, đặc biệt trong 3 tháng cuối. Thêm vào đó, thai nhi càng lớn thì phần xương hông, lưng, chân phải chịu sức nặng của cả mẹ và con nên thai phụ thường bị đau lưng. Đây chính là nguyên nhân làm mẹ bị mất ngủ trong thời gian mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ợ hơi và táo bón

Thai nhi phát triển sẽ chèn ép lên dạ dày, khiến thức ăn từ dạ dày bị đẩy trào ngược lên thực quản. Trong thời gian mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động kém làm thức ăn bị lưu lại ở ruột và dạ dày lâu hơn. Điều này dẫn đến tình trạng khó tiêu, ợ hơi và táo bón. Hơn nữa, việc ăn nhiều các thực phẩm tốt trong thai kỳ khiến cơ thể chưa kịp tiêu hóa hết, cùng với các hormone trong cơ thể thay đổi, gây ra những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Đó cũng chính là lý do dẫn đến tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu.

Ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng thường gặp trong tháng đầu thai kỳ với những triệu chứng như: mệt mỏi, buồn nôn,... làm mẹ bị mất ngủ khi mang thai.

Ốm nghén là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị mất ngủ khi mang thai

Các vấn đề liên quan đến hô hấp

Trong những tháng đầu mang thai, các hormone thay đổi khiến mẹ bầu khó thở hơn bình thường. Thai nhi càng lớn thì dạ con càng phát triển và chèn lên cơ hoành, làm cử động của cơ hoành giảm. Vì vậy, mẹ bầu phải hít thở sâu và nhiều hơn để lấy khí oxy từ bên ngoài.

Dù việc hít thở làm tăng hơn 40% dung tích thở nhưng nhu cầu oxy chỉ tăng 20%. Do đó, thai phụ thở ra nhiều khí carbon dioxide hơn so với bình thường, khiến nồng độ carbon dioxide trong máu thấp. Hiện tượng trên được gọi là hiện tượng thở nông làm mẹ cảm thấy khó chịu và bị mất ngủ khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sự chuyển động của thai nhi

Thai nhi cử động, nhào lộn, xoay chuyển trong bụng cũng khiến mẹ bầu khó ngủ hơn.

Tâm trạng căng thẳng, lo lắng

Những suy tư, lo lắng của mẹ về kế hoạch trong thời gian mang thai; vấn đề chăm sóc, nuôi dạy con; công việc; gia đình;... cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mất ngủ khi mang thai.

Bạn có thể chưa biết:

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tư thế ngủ cho bà bầu theo từng giai đoạn có lợi cho thai nhi và giúp ngủ ngon

Biểu hiện của hiện tượng mất ngủ khi mang thai

Mất ngủ khi mang thai là một trong những rối loạn đi kèm với các biểu hiện như:

  • Khó duy trì giấc ngủ dài
  • Khó vào giấc ngủ
  • Tỉnh giấc nhiều lần trong giấc ngủ (mỗi lần nhiều hơn 30 phút)
  • Thức dậy quá sớm
  • Sau khi thức dậy, cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không được sảng khoái

Đa số mẹ bầu thường bị mất ngủ trong tháng đầu và tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, một số mẹ sẽ bị mất ngủ trong suốt thời gian mang thai. Tình trạng mất ngủ không chỉ làm mẹ cảm thấy mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, dù nó không gây hại đến sự phát triển của thai nhi.

Khó vào giấc ngủ là biểu hiện của tình trạng mất ngủ trong thai kỳ

Biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ trong thai kỳ

  • Trước khi đi ngủ, mẹ bầu không nên ăn quá no hoặc uống nhiều nước. Thêm vào đó, thời gian ăn nên cách từ 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ để cơ thể có thể tiêu hóa hết thức ăn.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin B cho cơ thể như: ngũ cốc nguyên cám, các loại rau xanh lá,... để mẹ bầu ngủ ngon hơn.
  • Tuyệt đối không dùng các thức uống chứa nhiều chất kích thích như: cà phê, socola,... Thay vào đó, mẹ có thể dùng các loại trà thảo mộc giúp thư giãn và làm dịu tinh thần như: trà sen, táo đỏ, trà hoa cúc,...
  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để khí huyết được lưu thông và giảm căng thẳng khi mang thai. Nhờ vậy mà tình trạng mất ngủ được cải thiện đáng kể.
  • Mẹ nên tập thói quen nằm nghiêng bên trái, gác chân lên cao hoặc uốn cong đầu gối để giảm áp lực lên tĩnh mạch chân và hạn chế tình trạng phù nề. Hơn nữa, tư thế trên còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu đến thai nhi được tốt hơn, giảm hội chứng huyết áp thấp và cải thiện tình trạng mất ngủ ở thai phụ.

Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ ngủ ngon và sâu hơn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Qua bài viết trên, bạn đã biết nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ và biểu hiện của tình trạng này ra sao rồi đấy! Dù hiện tượng mất ngủ không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nó khiến mẹ bầu mệt mỏi và mất sức trong thai kỳ. Do đó, mẹ nên tập thể dục thường xuyên, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B,... để ngủ ngon và sâu hơn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác! 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Nguyen Le