Bà bầu đi bộ nhiều có tốt không? Đi bộ mỗi ngày sẽ mang đến cho bà bầu cơ thể khoẻ mạnh, thể lực tốt. Hình thức vận động này sẽ giúp bà bầu giữ được vóc dáng thon thả, gọn gàng trong thai kỳ. Đi bộ sau khi sinh cũng từng bước hỗ trợ bà bầu sớm lấy lại được vóc dáng cân đối.
- Đi bộ ảnh hưởng thế nào đến bà bầu?
- Bà bầu nên đi bộ thế nào trong thai kỳ thì tốt nhất?
Đi bộ ảnh hưởng thế nào đến bà bầu
Bà bầu có thể đi bộ vào tháng thứ mấy?
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, vận động cơ thể nhẹ nhàng là điều mà các bà bầu không thể bỏ qua. Hình thức phổ biến nhất chính là đi bộ. Hình thức vận động thể thao này khá đơn giản. Nó phù hợp với mọi bà bầu không phân biệt ngoại hình, cân nặng.
Khám phá thêm:
Đi bộ rất tốt cho bà bầu, nhưng mẹ hãy tránh 3 thời điểm này ra nếu không muốn gây hại cho thai nhi!
Bà bầu đi bộ có lợi ích gì?
Cơ thể khoẻ mạnh, vóc dáng thon gọn
Đi bộ mỗi ngày sẽ mang đến cho bà bầu cơ thể khoẻ mạnh, thể lực tốt. Hình thức vận động này sẽ giúp bà bầu giữ được vóc dáng thon thả, gọn gàng trong thai kỳ. Đi bộ sau khi sinh cũng từng bước hỗ trợ bà bầu sớm lấy lại được vóc dáng cân đối.
Cải thiện hệ tuần hoàn, tốt cho tim mạch
Những môn thể thao khác như cử tạ, gym, … đều chú trọng vào việc cải thiện tình trạng cho một bộ phận cơ thể. Khác với những hình thức đó, đi bộ là hình thức vận động cả người. Việc tác động toàn thân như thế này sẽ giúp bà bầu mang lại sự dẻo dai cho đầu gối, mắt cá chân, bớt chuột rút, cải thiện hệ tuần hoàn, tốt cho sức khỏe tim mạch và tăng cơ bắp.
Giấc ngủ ngon hơn
Đem đến một giấc ngủ ngon cũng chính là một trong những lợi ích của việc đi bộ. Vận động cơ thể nhẹ nhàng sẽ giải phóng tất cả năng lượng dư thừa, khiến bà bầu ngủ sâu hơn. Từ đó, nguy cơ mất ngủ vào ban đêm cũng giảm xuống rõ rệt. Một giấc ngủ ngon và sâu là một điều quý giá đối với bà bầu trong hành trình mang thai vất vả.
Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật
Trong quá trình mang thai, chỉ số đường huyết sẽ có sự thay đổi, thông thường sẽ trở nên khá cao. Do đó, bà bầu dễ có nguy cơ bị tiểu đường, bé có nguy cơ bị béo phì. Đi bộ mỗi ngày sẽ giúp bà bầu giải quyết bài toán này, không chỉ kiểm soát được cân nặng của cơ thể mà còn giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Tiền sản giật là một rối loạn thai nghén. Hiện tượng này thường thể hiện bởi huyết áp cao và bà bầu có lượng lớn protein trong nước tiểu. Đi bộ thường xuyên sẽ giúp bà bầu giảm cholesterol và cân bằng huyết áp. Nhờ vậy, bạn sẽ hạn chế bị tiền sản giật, tăng khả năng sinh thường lên rất nhiều.
Giảm bớt căng thẳng
Vận động thể thao giúp cơ thể tiết ra endorphin – “chất” giúp người tập sảng khoái hơn, tinh thần vui vẻ, hưng phấn hơn. Trong quá trình mang thai, với những biến chuyển của cơ thể, bà bầu trở nên nhạy cảm, dễ tự tin và dễ căng thẳng hơn bình thường rất nhiều. Với bà bầu, đi bộ như một liệu pháp cân bằng cảm xúc. Bà bầu đi bộ sẽ tăng độ tự tin và niềm hạnh phúc. Tâm lý tốt sẽ dẫn đến những nhiều điều tốt hơn.
Sinh con dễ hơn
Đi bộ giúp bà bầu rèn luyện thân thể, củng cố sự chắc khỏe và độ co giãn của khung xương chậu. Khung xương chậu có vai trò khá quan trọng trong việc sinh nở. Nếu độ co giãn tốt, bà bầu sẽ sinh con dễ dàng mà không gặp bất cứ trở ngại nào!
Bên cạnh đó, đi bộ còn giúp bà bầu tránh được một số bệnh thường gặp như táo bón, bệnh trĩ khi mang thai…
Bà bầu nên đi bộ thế nào trong thai kỳ thì tốt nhất
Bà bầu đi bộ nhiều có tốt không? Chỉ cần 20 – 30 phút đi dạo mỗi ngày, sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, tuỳ vào từng giai đoạn của thai kì, bà bầu nên có sự sắp xếp cường độ vận động hợp lý. Song song đó, bà bầu cũng nên tập hít vào sâu hơn ở phần ngực và phần bụng để đảm bảo đủ oxy cho mẹ và bé.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ
Đây là giai đoạn khởi đầu nên bà bầu cứ đi như bình thường. Tuy nhiên, tốt nhất các bà bầu nên trang bị đôi giày đế thấp, vừa vặn, cổ chân cao vừa đủ ôm lấy mắt cá chân và các ngón chân.
Bên cạnh đó, một chai nước nhỏ là thứ bà bầu nên mang theo bên mình. Trong thai kỳ, tuyệt đối tránh mất nước vì điều này ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé. Do đó, bà bầu đừng để cơ thể mất nước khi đi bộ nhé!
Mới mang thai có nên đi bộ nhiều? Mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên đi bộ từ 15 – 20 phút mỗi ngày và 3 ngày/tuần. Sau khi đã quen với cường độ này, mẹ có thể tăng lên 4 ngày/tuần và mỗi ngày đi thêm 5 phút. Vài tuần sau, mẹ có tăng lên 5 ngày/tuần.
Khám phá thêm:
Trong 3 tháng giữa thai kỳ
Cũng với những lưu ý về giày và nước như trên, bà bầu giai đoạn này còn phải chú ý thêm về tư thế. 3 tháng giữa thai kỳ là lúc bụng đã bắt đầu to lên, dáng đi đã nặng nề, xoay sở khó hơn. Do đó, bà bầu hãy chọn một tư thế đi bộ để không bị mỏi hoặc đau lưng.
Giữ cằm thẳng, hướng nhìn về phía trước, giữ dáng người thẳng là một gợi ý hay về tư thế đi bộ cho bà bầu! Lúc này, trọng lượng cơ thể được chia đều chứ không dồn về lưng nữa.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ
Nếu lúc này bà bầu còn có thể đi bộ được mỗi ngày, hãy duy trì điều đó. Bà bầu nên chọn những lối đi bằng phẳng. Đi những con đường gập ghềnh với nhiều mấp mô sẽ khiến bà bầu khó tránh việc vấp té, ảnh hưởng thai nhi.
Lưu ý
– Không nên đi bộ ngay sau khi ăn cơm xong.
– Không được đi quá nhanh hoặc quá chậm vì có thể khiến mẹ nhanh mất sức hoặc nhàm chán.
– Nên nhớ mặc quần áo rộng khi đi bộ để cơ thể cảm thấy thư giãn nhất.
– Bà bầu khi đi bộ cần chọn nơi không khí trong lành, thoáng mát.
– 20-30 phút mỗi ngày là thời gian hợp lý để đi bộ phát huy tác dụng tốt nhất. Bà bầu đừng quá lạm dụng, đi bộ nhiều quá sẽ mang đến những tác hại xấu cho cả mẹ và bé đấy!
– Ngoài đi bộ, mẹ bầu có thể tập 2 môn thể thao sau đây:
Bơi lội: Các động tác nhẹ nhàng dưới nước giúp săn chắc cơ, tăng sức chịu đựng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ tuần hoàn.
Yoga: Yoga tiền sản sẽ tập những bài dành riêng cho mẹ bầu. Yoga sẽ tăng sự dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ mẹ tập hít thở và tăng khả năng chịu đựng của mẹ bầu.
Chuyên viên Thiền Yoga trị liệu Chu Thị Nhã – Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chia sẻ “Yoga không những tốt cho mẹ bầu thư giản mà còn có lợi ích tuyệt vời cho thai nhi. Các động tác yoga đòi hỏi mẹ bầu khi tập phải hít thở sâu vì vậy mà oxy lưu thông qua nhau thai tới thai nhi được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, não bộ thai nhi cũng được kích thích qua các giác quan giúp trẻ hoàn thiện trí tuệ nhanh chóng”.
Nguồn tham khảo: Một số bài tập yoga cho bà bầu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Xem thêm:
- Tết này mẹ bầu nên đi đứng thế nào để không động thai, tránh sinh non?
- Đi đẻ không hề đau đớn nếu mẹ bầu chịu khó tập đúng 8 động tác đơn giản này
- Giải đáp thắc mắc bầu tháng đầu đi lại nhiều có sao không?