X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bà bầu nổi mề đay có nguy hiểm không?

Mất 7 phút để đọc
Bà bầu nổi mề đay có nguy hiểm không?Bà bầu nổi mề đay có nguy hiểm không?

Dị ứng nổi mề đay khi mang thai có thể không nguy hiểm ở thời kì đầu, nhưng nếu bệnh tiến triển nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như phù mạch, nhiễm trùng da, đau họng, khó thở, sốc phản vệ, sinh non thậm chí là sảy thai.

Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay là vấn đề đang gặp phải của không ít thai phụ. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ không đáng quan ngại nếu hiểu rõ vấn đề và cách điều trị. Vì vậy, bài viết này sẽ trang bị cho các mẹ bầu một số kiến thức:

  • Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
  • Nguyên nhân bị nổi mề đay ở phụ nữ mang thai
  • Cách chữa trị khi mẹ bầu bị nổi mề đay

Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Một báo cáo cho thấy 60% phụ nữ gặp hiện tượng nổi mề đay trong lúc mang thai, đặc biệt xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất. Điều tích cực là, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều giảm chỉ sau 3 – 7 ngày hoặc có khi mề đay tự biến mất trong vài tiếng sau khi phát ra cơ thể. Tuy nhiên, cũng phải kể đến vài trường hợp mề đay kéo dài đến nhiều tháng sau đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé.

Dị ứng nổi mề đay khi mang thai có thể không nguy hiểm ở thời kì đầu, nhưng nếu bệnh tiến triển nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như phù mạch, nhiễm trùng da, đau họng, khó thở, sốc phản vệ, sinh non thậm chí là sảy thai. Ở dạng nhẹ hơn, bị nổi mề đay sẽ gây cảm giác ngứa ngáy làm mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, từ đó cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ cở thể.

Theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn – Chuyên gia da liễu Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Cường cho biết bà bầu bị nổi mề đay cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thai nhi chậm phát triển, dễ bị dị tật, hệ hô hấp bị ảnh hưởng. Hơn nữa, bệnh mề đay có tính di truyền nên khả năng em bé bị mắc bệnh như mẹ cũng cao hơn bình thường.

ba-bau-bi-di-ung-noi-me-day

Xem thêm:

Bà bầu bị ngứa nổi mề đay phải làm sao và hướng điều trị an toàn nhất

Nguyên nhân bị nổi mề đay ở phụ nữ mang thai

Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay là hiện tượng khá phổ biến, thậm chí theo thống kê của các bệnh viện phụ sản, 1/5 phụ nữ mang thai sẽ mắc các bệnh về da trong đó có nổi mề đay mẩn ngứa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là:

1. Nội tiết tố thay đổi: Khi mang thai, lượng hocmone estrogen và progesteron trong cơ thể phụ nữ gia tăng. Sự thay đổi đột ngột này gây ra kích thích phản ứng của hệ miễn dịch và làm cho mề đay phát triển

2. Cơ địa của mẹ bầu: Mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm rất dễ mắc phải các bệnh về da liễu. Nên bên cạnh nổi mề đay còn có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng.

3. Sức đề kháng kém: Phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém hơn so với cơ thể người bình thường. Đây chính là yếu tố thuận lợi để mề đay và các bệnh lý về da liễu khác bùng phát.

ba-bau-noi-me-day-co-nguy-hiem-khong

Tiếp xúc nhiều với hoá mỹ phẩm cũng là nguyên nhân gây mề đay của mẹ bầu (Nguồn: Vinmec)

4. Tiếp xúc dị nguyên: Việc tiếp xúc với các hoá mỹ phẩm là nguyên nhân thường thấy dẫn đến hiện tượng nổi mề đay.

5. Tâm lý lo âu căng thẳng: Phụ nữ lần đầu làm mẹ có tâm lý căng thẳng. Ngoài ra, sự thay đổi bất thường của nội tiết tố cũng có thể khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bình thường và dễ bị rối loạn cảm xúc.

6. Các yếu tố ngoại cảnh: thời tiết thay đổi đột ngột, thời tiết nóng khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tia UV) trong thời gian dài, môi trường sống ô nhiễm,…

Cách chữa trị khi mẹ bầu bị nổi mề đay

Bà bầu dị ứng nổi mề đay có thể áp dụng các cách sau để điều trị:

1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Ngâm mình trong nước pha bột yến mạch hoặc trà xanh
  • Chườm lạnh lên các khu vực nổi mày đay
  • Thoa gel nha đam lên khu vực nổi mày đay sau khi tắm
  • Mặc quần áo cotton mềm
  • Tránh dùng sữa tắm có mùi quá nồng hoặc có nhiều hóa chất mạnh
  • Không sử dụng chất khử mùi
  • Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày
  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học: Bổ sung nước hoa quả, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi; hạn chế các tác nhân gây dị ứng như hải sản, chất kích thích như bia rượu, cà phê,…

Xem thêm:

Đừng chủ quan nếu bị nổi mề đay khi mang thai vì mẹ có thể bị nhiễm trùng, sinh non hoặc thậm chí sảy thai

2. Áp dụng phương pháp dân gian:

  • Dùng trà thảo mộc:Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, chè vằng, trà atiso,… có tác dụng bảo vệ thanh, hỗ trợ thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Dùng cây kinh giới:Trong cây kinh giới có nhiều tinh dầu nóng và các hoạt chất có tính hàn, giúp làm ấm cơ thể và giảm nhanh các triệu chứng nổi mề đay khi mang thai cũng như sau khi sinh.
  • Sử dụng mướp đắng:Giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể, diệt khuẩn, chống virus. Tuy nhiên, mướp đắng không tốt cho người mắc bệnh dạ dày, gan và thận nên người dùng cần lưu ý

ba-bau-bi-di-ung-noi-me-day

  • Dùng lá khế:Lá khế có tính ôn, giúp tán nhiệt độc, dùng chữa lở, ngứa và ung nhọt.

3. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

  • Sử dụng một số loại thuốc kháng histamin cho phụ nữ có thai và cho con bú như Chlorpheniramine, Cetirizine, Diphenhydramine, Loratadine,…
  • Dùng kem hoặc thuốc mỡ steroid tại chỗ
  • Các trường hợp ngứa nặng có thể dùng steroid đường uống.

Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay có nhiều cách để chữa trị tuy nhiên cần phải được tư vấn bởi các bác sĩ có chuyên môn. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng luôn cần theo dõi để tránh tình trạng bệnh tiến triển dẫn đến hậu quả khó lường.

Nguồn thông tin: Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa hết mẩn ngứa – Laodong.vn

Xem thêm:

  • Nguyên nhân mọc ria mép ở nữ và cách dọn sạch ria mép cực hiệu quả
  • Ra máu nâu có phải là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm?
  • Thai 35 tuần bớt “nhào lộn” liệu có đáng lo ngại không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!
Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

ddc-calendar
Chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé bằng cách thêm ngày dự sinh của bạn.
HOẶC
Tính ngày dự sinh của bạn
img
Bài viết của

hoanglan

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Bà bầu nổi mề đay có nguy hiểm không?
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

app info
get app banner
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục mang thai dành cho bạn