Mẹ bầu có biết ăn rau muống không đúng cách sẽ làm hại đến bé yêu trong bụng?

Bà bầu ăn rau muống được không? Thiếu máu là tình trạng thường gặp của bà bầu. Bà bầu thường biếng ăn, hoặc chỉ ăn thức ăn ít năng lượng nên dễ thiếu chất. Để đảm bảo thai kỳ tốt nhất, bà bầu cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất. Rau muống trong bữa cơm sẽ giúp bà bầu giải quyết tình trạng thiếu máu nguy hiểm này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu ăn rau muống được không? Với các lợi ích như ngăn ngừa thiếu máu, phòng bệnh táo bón…thì mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn rau muống với lượng hợp lý.

Đây là những nội dung trong bài viết này:

  • Món ăn khoái khẩu của nhiều người
  • Rau muống – vị thuốc thiên nhiên
  • Rau muống cung cấp những dưỡng chất gì?
  • Bà bầu ăn rau muống được không?
  • Những lưu ý cho bà bầu khi ăn rau muống

Món ăn khoái khẩu của nhiều người

Rau muống có tên gọi khoa học là Ipomoea aquatica, hay còn gọi là Water Spinach. Đây là loại rau được trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Ở Việt Nam, rau muống được xem là loại rau “quen mặt” trên mâm cơm mỗi nhà. Với đặc trưng có thể mọc bờ và phát triển rất nhanh, rau muống là sự lựa chọn thường xuyên của các bà nội trợ thôn quê.

Rau muống khá dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món hấp dẫn. Rau muống xào tỏi thơm, rau muống luộc chấm mắm, rau muống nấu canh chua, … là những món ăn không thể quen thuộc hơn!

Rau muống rất quen thuộc với người Việt Nam (Nguồn ảnh: iStock)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rau muống – vị thuốc thiên nhiên

Với câu hỏi có bầu ăn rau muống được không thì là CÓ, chỉ cần mẹ bầu nhớ lưu ý cách chế biến an toàn là được. Bên cạnh là món rau dễ ăn, rau muống còn có khả năng chữa bệnh.

Giải nhiệt

Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, phụ nữ mang thai có nhiệt độ cơ thể cao hơn người bình thường nên thời tiết nắng nóng sẽ khiến mẹ khó chịu từ trong ra ngoài:

  • Giảm Estrogen trong cơ thể: khiến tinh thần căng thẳng
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai: vượt mức lý tưởng từ 36.5 đến 37.5 độ C, thì thai nhi cũng bị ảnh hưởng, nếu nặng sẽ gây sảy thai.
  • Ăn uống kém ngon miệng: mẹ sẽ ăn kém và hấp thu kém hơn bình thường

Lấy rau muống rửa sạch và luộc nước sôi. Vắt vài lát chanh vào nước luộc rau, thêm chút gia vị, bạn đã có vị thuốc giải nhiệt lành tính rồi. Món canh kiêm vị thuốc này còn chứa lượng lớn vitamin C và khoáng chất cho cơ thể nữa đấy!

Vào những ngày nắng nóng, làm việc đổ nhiều mồ hôi, được uống một chén nước rau muống luộc, bao mệt mỏi say nắng sẽ tan đi ngay!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không và có an toàn cho thai nhi không?

Giải độc

Theo y học cổ truyền, rau muống có tính hàn, vị ngọt. Không chỉ giải nhiệt, rau muống còn được dùng để thông đại tiểu tiện, lương huyết, chỉ huyết. Thậm chí, đắp rau muống sẽ làm lành vết loét do bệnh zona hoặc giải độc côn trùng cắn trong cơ thể.

Rau muống cung cấp những dưỡng chất gì?

Rau muống được biết đến là loại rau giàu chất sắt. Trong rau muống cũng chứa rất nhiều khoáng chất, axit amin cần thiết cho cơ thể người.

Cụ thể như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cứ 100 g rau muống sẽ chứa:

  • 29 cal năng lượng
  • 3 g Protein
  • 5,4 g Carbohydrates
  • 1,0 g chất xơ
  • 0,3 g chất béo
  • 73 mg Canxi
  • 50 mg Photpho
  • 32 mg nước
  • 6,300 IU Vitamin A
  • 32 mg Vitamin C
  • 2,5 mg Sắt
  • 0.07 mg Vitamin B1

Bà bầu ăn rau muống được không?

Mẹ bầu ăn rau muống có tốt không? Bà bầu ăn rau muống rất tốt vì mang lại rất nhiều lợi ích cho thai kỳ.

Ngăn ngừa thiếu máu

Mang thai ăn rau muống được không? Thiếu máu là tình trạng thường gặp của bà bầu. Bà bầu thường biếng ăn, hoặc chỉ ăn thức ăn ít năng lượng nên dễ thiếu chất. Để đảm bảo thai kỳ tốt nhất, bà bầu cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất.

Đặc biệt là giữ cho nồng độ huyết sắc tố không giảm. Rau muống trong bữa cơm sẽ giúp bà bầu giải quyết tình trạng thiếu máu nguy hiểm này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rau muống giúp giảm tình trạng táo bón thai kỳ (Nguồn ảnh: iStock)

Mẹ có thể quan tâm:

Bà bầu 3 tháng đầu ăn rau diếp cá được không và có an toàn không?

Phòng bệnh táo bón

Tác dụng của rau muống với bà bầu? Bà bầu rất dễ bị táo bón. Hàm lượng chất xơ cao trong rau muống sẽ kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Bà bầu sẽ không còn ám ảnh bị chứng táo bón khi mang thai “hành hạ”.

Ngoài rau muống, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại rau củ như: Khoai lang, ớt chuông, củ dền, đậu xanh, bông cải xanh, rau lá xanh đậm, ngò tây, cà chua…Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, axit folic và vitamin giúp mẹ bầu ngăn ngừa những biến chứng của việc thiếu hụt dinh dưỡng do thai nghén và giảm nguy cơ thiếu máu, mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, việc ăn rau củ còn giúp mẹ kiểm soát được mức huyết áp và cân nặng, lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh chóng.

Những lưu ý cho bà bầu khi ăn rau muống

Chế biến chín kỹ

Trong rau muống có nhiều ký sinh trùng gây bệnh. Nguy hiểm nhất là ký sinh trùng sán lá ruột có tên gọi Fasciolopsis buski. Nếu ăn rau muống có loại ký sinh trùng này, bà bầu sẽ bị đau bụng, khó tiêu.

Do đó, bà bầu nên chế biến chín kĩ rau muống để tránh gặp loại ký sinh trùng nhé. Nên rửa sạch rau, ngâm nước muối loãng hoặc dung dịch rửa rau trong khoảng 30 phút để “làm sạch” rau nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu hãy ăn rau muống được đun nấu kỹ (Nguồn ảnh: iStock)

Liều lượng vừa phải

Bất cứ thực phẩm nào khi ăn quá nhiều cũng không tốt.

Rau muống lại là loại rau có hàm lượng thuốc trừ sâu khá cao, đến mức có thể gây ngộ độc. Nếu bà bầu bị độc, khả năng thai nhi bị ảnh hưởng đến não bộ rất lớn.

Rau muống hẳn là món khoái khẩu của rất nhiều người đúng không nào. Qua đây hi vọng mẹ đã biết có bầu ăn rau muống được không và cách chế biến và ăn rau muống hợp lý để không ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng nhé!

Nguồn thông tin: Nắng nóng bà bầu ăn gì cho mát mẹ khỏe thai nhi phát triển tốt – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le