Bầu bí ăn ngải cứu có sao không? Thực hư thông tin bầu ăn ngải cứu gây sảy thai

Có nhiều loại rau người bình thường có thể ăn được tuy nhiên phụ nữ mang thai lại cần cẩn trọng như rau ngải cứu. Chị em cần tìm hiểu bà bầu có được ăn ngải cứu không và các thông tin liên quan trước khi ăn để không gây hại cho sức khỏe.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu có được ăn ngải cứu không? Bà bầu có thể ăn được ngải cứu nhưng cần phải ghi nhớ một số chú ý để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Đặc biệt, ngải cứu mang lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu như chữa mề đay, giúp lưu thông khí huyết, kích thích ăn ngon, giảm chứng đau đầu….

Nội dung bài viết:

  • Bà bầu có ăn được ngải cứu không?
  • Lợi ích khi mẹ bầu ăn ngải cứu
  • 1 số món ngon từ ngải cứu cho mẹ
  • 1 số lưu ý khi ăn ngải cứu

Thành phần của ngải cứu

Rau ngải cứu là cây thuộc họ cúc tây, có mùi thơm nồng nhưng vị rất đắng. Cây có nguồn gốc từ Bắc Âu, châu Á và cũng được tìm thấy ở nhiều nơi của Bắc Mỹ.

Rau ngải cứu chứa tinh dầu có nhiều tác dụng trị liệu như chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm. Do đó cây thường được bào chế làm hương liệu thực phẩm và làm thuốc chống côn trùng.

Lá ngải cứu ít năng lượng, vitamin và khoáng chất nhưng chứa 1 lượng lớn hợp chất hóa học là thujone. Đây là hợp chất có tác dụng kích thích não bộ, là chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương. Hợp chất này nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây ngộ độc, động kinh thậm chí tử vong.

Bạn có thể chưa biết:

Bà bầu ăn ngải cứu được không?

Thực tế, tính tới thời điểm hiện tại chứ có bất cứ kết luận nào cho rằng ăn ngải cứu làm sảy thai. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên cẩn thận trong 3 tháng đầu, không nên lạm dụng ăn quá nhiều ngải cứu. Ăn ngải cứu nhiều, không đúng cách có thể dẫn tới ra máu nhiều, co thắt tử cung và gây sảy thai. Vì vậy, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi ăn ngải cứu.

Bà bầu có nên ăn ngải cứu? Nếu mẹ bầu chỉ ăn rau ngải cứu với tần suất 1 – 2 lần/tuần thì không ảnh hưởng đến sức khoẻ của hai mẹ con. Ngải cứu còn được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người vị động thai hay sảy thai liên tiếp. Vậy bà bầu ăn ngải cứu được không? Vẫn được nhé các mẹ nhưng hãy ăn ở mức vừa phải.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu có thể ăn được ngải cứu nhưng không nên lạm dụng quá

Bà bầu ăn ngải cứu nhận được lợi ích gì?

Mẹ bầu ăn rau ngải cứu sẽ nhận được một số lợi ích tuyệt vời. Vậy các mẹ cũng theo dõi xem ngải cứu có những tác dụng gì nào!

1. Chữa động thai

Một trong những lợi ích tuyệt vời mà ngải cứu mang lại cho bà bầu là chữa động thai. Nếu mẹ bầu bị động thai do chấn thương hay va chạm thì có thể sử dụng ngải cứu. Món ngon chần trứng gà bổ dưỡng với ngải cứu cho chín nhừ rồi ăn cả nước và bã. Một món ăn rất bổ dưỡng và giúp mẹ bầu an thai rất tốt.

2. Chữa băng huyết, thổ huyết

Nếu mẹ bầu bị băng huyết thai kỳ thì dùng ngải cứu là sự lựa chọn chính xác. Khi mẹ bầu bị ra máu thì có thể sử dụng bài thuốc là lá ngải cứu và lá tía tô. Mẹ chỉ cần lấy khoảng 16 g lá ngải cứu và 16 g lá tía tô. Sau đó, mẹ rửa sạch rồi đi sắc cùng 600ml nước. Mẹ uống 1000ml nước tía tô và ngải cứu và ngày uống 3 lần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngải cứu với tía tô giúp mẹ giảm chứng băng huyết thai kỳ

3. Cầm chảy máu cam

Một tác dụng mà ít người biết đến của ngải cứu là cầm chảy máu cam. Chúng có thể làm ngừng chảy máu cam và ngay lập tức làm đông máu. Nếu mẹ bầu thường xuyên bị chảy máu cam thì có thể dùng bài thuốc hiệu quả sau.

Mẹ chuẩn bị một ít ngải cứu tươi với tiên sinh địa hoàng, dà diệp tươi, trắc bá diệp tươi rồi sắc lên và uống.

Bạn có thể chưa biết:

4. Chống nôn mửa

Mẹ bầu thường xuyên gặp tình trạng nôn mửa. Vậy thì ăn ngải cứu sẽ giúp giảm ngay triệu chứng ốm nghén này. Mẹ bầu có thể lấy ngải cứu khô sắc lên để uống, đều đặn mỗi ngày 2 lần. Bà bầu sẽ thấy hiệu quả giảm tình trạng nôn mửa ngay tức thì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngải cứu giúp mẹ bầu giảm nôn mửa

Bên cạnh ngải cứu, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia gợi ý một số thực phẩm giúp giảm ốm nghén:

Gừng: nước ấm pha gừng và mật ong, nước cốt chanh sẽ giúp kiểm soát các cơn buồn nôn.

Chuối: giúp bổ sung kali bị hao hụt vì nôn mửa và tiêu chảy, Khi thai phụ nôn ói hay tiêu chảy, nó cũng giúp mẹ ngăn ngừa cơn ốm nghén kịp thời.

Các sản phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua, phô mai… chứa chất giúp trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm cơn ốm nghén rất tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quả me: đun sôi nước và cho me vào, sau đó chắt lấy nước uống sẽ giúp giảm triệu chứng nghén.

Dưa hấu: giúp bù nước vì mẹ nôn ói và chế ngự cơn buồn nôn.

Bánh mì, bánh quy: carbohydrate trong 2 món này sẽ trung hòa axit dạ dày.

Gợi ý một số món chế biến từ ngải cứu tốt cho cả mẹ và thai nhi

Không thể phủ nhận ngải cứu mang lại nhiều tác dụng cho bà bầu. Trong đó, có một số món ăn với ngải cứu cực kỳ bổ dưỡng tốt cho cả hai mẹ con. Vậy các mẹ cùng tìm hiểu xem đó là những món nào nhé!

Đầu tiên, mẹ có thể chế biến món trứng gà ngải cứu rất nhiều dưỡng chất với tác dụng giảm chóng mặt, hoa mắt. Món thứ 2 là gà tần ngải cứu là bài thuốc bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, tốt cho hệ xương. Còn với cháo ngải cứu vừa là món ăn vừa giúp chữa động thai và giảm chứng đau xương khớp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một món ăn nữa không thể thiếu là canh ngải cứu nấu thịt heo nạc. Món ăn này giúp bà bầu chữa khí hư, đau bụng do lạnh.

Món ăn gà tần ngải cứu rất nhiều bổ dưỡng tốt cho bà bầu

Một số lưu ý khi bà bầu ăn ngải cứu cần phải rõ

Tốt nhất là trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu không nên ăn ngải cứu. Bởi việc lạm dụng ngải cứu trong thời gian này có thể gây nên hiện tượng co bóp tử cung và sảy thai. Dù chưa có bất cứ kết luận nào về điều này nhưng đảm bảo an toàn thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bầu 3 tháng cuối có được ăn ngải cứu không? Thời điểm này mặc dù thai nhi đã bám chắc vào tử cung nhưng mẹ vẫn chỉ nên hạn chế khi ăn ngải cứu để tránh những tác hại không đáng có.

Nếu mẹ bầu bị rối loạn tiêu hoá thì cũng không nên ăn ngải cứu. Bởi việc đi tiểu sẽ làm tăng sự kích thích vận động của ruột. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Mẹ bầu bị viêm gan cũng không nên ăn ngải cứu vì gây rối loạn chuyển hoá các tế bào gan.

Vậy bà bầu có được ăn ngải cứu không? Được nhé mẹ bầu nhưng cần ghi nhớ một số chú ý và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc hỏi ý kiến bác sĩ. Chúc các mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh.

Nguồn thông tin: Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì? – VnExpress

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen