Bà bầu ăn mì gói được không? Mẹ bầu chỉ nên ăn mì gói mỗi tuần một lần để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
Thật khó cưỡng lại được hương thơm của mì gói nếu mẹ bầu đang trong giai đoạn thèm ăn. Xét về giá trị dinh dưỡng, mì tôm có thành phần chủ yếu là tinh bột, muối, dầu cọ, bột ngọt, hương liệu, chất bảo quản. Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng cũng cho thấy, một người bình thường nếu ăn mì ăn liền nhiều hơn 2 lần/tuần, nguy cơ mắc Hội chứng chuyển hóa sẽ tăng 68% so với những người không ăn, ngay cả khi bạn vẫn tập thể dục và thường xuyên ăn những món ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Còn đối với mẹ bầu thì càng nguy hiểm hơn, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu vô cùng quan trọng, mẹ nên cân nhắc và tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng thực phẩm đóng gói ăn liền.
- Bà bầu ăn mì gói được không?
- Các thành phần trong mì gói có hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi
- Cách dùng mì ăn liền cho bà bầu
Mẹ có thể quan tâm:
Sau sinh ăn mì gói được không? Đây là lời giải thích của bác sĩ
Bà bầu ăn mì gói được không?
Bà bầu có được ăn mì tôm không? Mặc dù rất thơm ngon nhưng mì gói không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ trong thai kỳ. Tiến sĩ Benny Johan Marpaung, bác sĩ phụ khoa tại Brawijaya, phía Nam Jakarta cho biết: “Khi mang thai, những gì người mẹ ăn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên chú ý đến lượng thức ăn nạp vào cơ thể.”
Ông giải thích: “Thành phần và chất bảo quản trong mì ăn liền có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và tác động tiêu cực đến em bé. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng mì ăn liền khi mang thai.”
Benny bổ sung thêm: “Hiện nay, không có tài liệu nào nói rằng phụ nữ mang thai không được sử dụng mì ăn liền. Tuy nhiên, ăn mì thường xuyên sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Nếu muốn ăn mì gói, thai phụ chỉ nên ăn mỗi tháng một lần.”
Các thành phần trong mì gói có hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi
Mì gói có tốt cho bà bầu không?
1. Hàm lượng muối cao
Hàm lượng muối trong mì ăn liền cao có thể làm tăng huyết áp của phụ nữ mang thai. Một trong những biến chứng gây tử vong cho mẹ bầu là huyết áp tăng (tiền sản giật).
Do đó, phụ nữ mang thai tránh sử dụng các sản phẩm chứa nhiều muối làm tăng huyết áp, cụ thể là muối trong mì gói.
2. Hàm lượng chất bảo quản cao
Thực phẩm đóng gói chắc chắn sẽ có thêm chất bảo quản. Nếu tiêu thụ thường xuyên, những chất bảo quản này sẽ ở trong cơ thể mẹ với một lượng lớn. Điều này vô tình gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé trong bụng. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ khó tiêu hóa khi sử dụng mì ăn liền.
3. Bột mì tinh chế
Sản phẩm tinh chế sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có lợi. Bột mì cũng nằm trong số các sản phẩm đó. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất quảng cáo mì làm từ khoai tây, mì không chiên tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, lợi hay không vẫn còn là một ẩn số đối với người tiêu dùng.
4. Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn. Mì tôm là một trong số đó. Sau khi đọc các thành phần trên gói mì ăn liền, bạn sẽ rất bất ngờ vì lượng chất béo được nạp vào cơ thể. Không chỉ dầu thực vật mà nhiều thành phần khác trong mì tôm cũng ảnh hưởng không tốt đến nồng độ cholesterol trong cơ thể, nhất là phụ nữ đang mang thai.
Mẹ có thể quan tâm:
Bà bầu ăn sầu riêng được không? Ăn thế nào vừa bổ lại không bị nóng?
Cách dùng mì ăn liền cho bà bầu
Khi mang thai có được ăn mì tôm không? Mặc dù không khuyến khích nhưng nếu muốn ăn mì, mẹ bầu có thể thực hiện những cách sau:
- Khi nấu mì gói, mẹ cần đổ nước trụng mì đầu tiên và sử dụng nước thứ 2 để làm nước súp.
- Không nên sử dụng hết gói gia vị trong một lần ăn. Mẹ nên dùng nửa gói gia vị để giảm lượng muối hấp thụ vào cơ thể. Điều này sẽ giúp mẹ tránh nguy cơ bị huyết áp cao
- Thêm các thực phẩm khác như rau xanh, trứng hoặc thịt để tăng lượng dinh dưỡng khi sử dụng mì gói.
- Đừng nên ăn mì gói thường xuyên. Mẹ có thể chế biến những món ăn khác để thực đơn hàng ngày được đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Các món mẹ bầu nên nấu là: súp, miến, bún,…
Tóm lại, phụ nữ mang thai có thể ăn mì gói nhưng không được dùng thường xuyên. Một tháng, mẹ nên ăn mì một lần và ăn những món có lợi khác. Điều này sẽ kích thích thai phụ ăn ngon và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ.
Theo theAsianparent Indonesia
Xem thêm:
- Bà bầu ăn mì tôm được không? Mì cay có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?
- 4 quan điểm sai lầm trong ăn uống khi mang bầu
- 8 thực phẩm giàu canxi nhất dành cho các mẹ bầu “chê sữa”