Mùa mận hậu đang đến, mẹ bầu dùng loại quả này có tốt không? Cần lưu ý gì khi ăn mận hậu?

Mận hậu là loại quả mọng nước, chứa nhiều vitamin (vitamin A, vitamin C,...), chất xơ và các chất chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn mận hậu có tốt không? Dùng như thế nào để tốt cho cả mẹ và con? Đọc bài viết của chúng tôi để được giải đáp những thắc mắc trên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu ăn mận hậu có tốt không? Câu trả lời là tốt vì mận hậu đem đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu như: ngăn ngừa sinh non, chống táo bón, hỗ trợ chất sắt được hấp thu tốt, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm ốm nghén,... Mỗi ngày, bạn nên dùng từ 1-2 quả trước hoặc sau khi ăn đều được. Ngoài ra, mẹ cần chú ý một số điều khi sử dụng mận như: chọn cửa hàng, nơi bán uy tín; rửa và ngâm nước muối trước khi sử dụng;... để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con trong thai kỳ.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Bà bầu ăn mận hậu có tốt không?
  • Lợi ích của mận hậu đối với bà bầu
  • Các lưu ý khi sử dụng mận cho mẹ bầu

Bà bầu ăn mận hậu có tốt không?

Mận hậu là loại quả mọng nước, chứa nhiều vitamin (vitamin A, vitamin C,...), chất xơ và các chất chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, mận miền Bắc còn có vị chua, chát nên có lợi cho hệ tiêu hóa và giảm cảm giác nôn ói trong thai kỳ. Do đó, dùng mận hậu rất tốt cho mẹ bầu và bạn nên ăn từ 1-2 quả trước bữa chính để kích thích vị giác.

Ăn mận hậu rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Bạn có thể chưa biết:

Bà bầu ăn sầu riêng được không và ăn bao nhiêu thì tốt mà không bị nóng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu có cần kiêng ăn đào không?

Lợi ích của mận hậu đối với bà bầu

Hỗ trợ chất sắt được hấp thu tốt

Hầu hết phụ nữ mang thai đều rất dễ thiếu máu vì đa số các dưỡng chất từ mẹ cung cấp để nuôi thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt để bổ máu, đồng thời sử dụng thực phẩm chức năng để tăng lượng sắt trong cơ thể. Ngoài ra, bạn nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C, cụ thể là mận hậu để quá trình hấp thu sắt được diễn ra hiệu quả.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Mận miền Bắc là loại quả chứa nhiều nước và chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa tình trạng khó tiêu ở mẹ bầu. Khi chín, mận rất ngọt và mọng nước nên thai phụ có thể ăn trực tiếp hoặc ép làm nước uống. Ngoài ra, các mẹ có thể tự làm mứt mận tại nhà để ăn dần nếu có thời gian.

Hỗ trợ hình thành não bộ và thị giác cho thai nhi

Mận miền Bắc không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu mà còn tốt cho thai nhi. Trong mận chứa nhiều khoáng chất, vitamin giúp hình thành thị giác và não bộ cho em bé. Tuy nhiên, mẹ nên chọn địa chỉ bán mận uy tín, sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.

Chống táo bón trong thai kỳ

Ngoài những công dụng trên, mận hậu còn ngăn ngừa tình trạng táo bón trong thai kỳ nữa đấy! Trong loại quả này chứa nhiều enzyme tiêu hóa, chất xơ, dihydrophenyl isation,... làm tăng hoạt động co giãn của thành ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chống lão hóa, làm đẹp da

Trong thời gian mang thai, một số chị em bị những vấn đề liên quan đến làn da như: rạn da, thâm sạm, nổi mụn,... khiến bản thân trở nên tự ti và stress hơn. Do đó, nhiều mẹ bầu phải sử dụng các loại kem dưỡng trị rạn da, thâm nám dành cho bầu. Bên cạnh việc dùng các loại kem dưỡng, mẹ nên ăn mận hậu vì trong loại quả này chứa nhiều khoáng chất như: magie, kali và các vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin K,...). Các chất trên giúp chống lão hóa, tăng độ đàn hồi cho da và hỗ trợ giải quyết những vấn đề thâm sạm.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng mận hậu để làm mặt nạ tại nhà nữa đấy! Mặt nạ từ dưỡng chất thiên nhiên sẽ giúp da căng mọng và se khít lỗ chân lông. Chị em có thể kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau với mận hậu để làm mặt nạ dưỡng da như: sữa chua không đường, sữa tươi không đường, cám gạo,...

Ăn mận hậu giúp chống oxy hóa và làm đẹp da

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu ăn vải được không và liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Bầu ăn chôm chôm có tốt không? Giải mã lời đồn ăn chôm chôm sẽ sinh mổ!

Giảm tình trạng ốm nghén

Phụ nữ mang thai nên sử dụng mận hậu, đặc biệt là các chị em thường xuyên bị ốm nghén khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Trước mỗi bữa cơm, mẹ bầu có thể ăn từ 1-2 trái mận để cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cảm giác ngon miệng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngăn ngừa sinh non

Bên cạnh những lợi ích trên, việc dùng mận hậu còn hạn chế tình trạng sinh non nhờ hàm lượng magie cao trong loại quả này. Đây là khoáng chất hỗ giúp hạn chế những cơn co thắt tử cung, điều hòa các cơ và ngăn ngừa khả năng sinh non xảy ra.

Tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu

Mận hậu chứa hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh thông thường như cảm cúm, sổ mũi,... Do đó, mẹ bầu nên bổ sung mận miền Bắc là món tráng miệng trong chế độ ăn hàng ngày của mình nhé!

Các lưu ý khi sử dụng mận cho mẹ bầu

Mẹ nên chọn những địa chỉ, cửa hàng bán mận hậu uy tín, sạch sẽ để sử dụng. Không được dùng mận bị phun nhiều thuốc trừ sâu, chứa các hóa chất tăng trưởng vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Trước khi ăn mận, mẹ cần phải rửa sạch và ngâm nước muối. Ngoài ra, bạn không nên dùng loại trái cây này lúc đang đói bụng và không ăn quá nhiều, chỉ xem mận hậu như món tráng miệng thường ngày. Hơn nữa, mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để cơ thể luôn khỏe mạnh và cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi trong thời gian mang thai.

Mẹ nên chọn những địa chỉ, cửa hàng uy tín để mua mận hậu

Qua bài viết trên, bạn đã biết bà bầu ăn mận hậu có tốt không rồi đấy! Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp, mẹ nên vận động thường xuyên và nghỉ ngơi điều độ. Hơn nữa, bạn nên đi khám thai theo lịch trình của bác sĩ để đảm bảo hai mẹ con đều bình thường và khỏe mạnh trong thai kỳ.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Nguyen Le