Bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không? Làm sao để chọn được quả lựu tươi ngon?

Bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu thời mang thai. Nếu lỡ mẹ nuốt phải hạt lựu thì có nguy hiểm không? Ăn lựu có tốt cho mẹ và bé trong thai kỳ hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không? Hạt lựu có công dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa nhưng mẹ cũng cần chú ý không ăn quá nhiều vì có thể gây tắc ruột. Mời mẹ cùng đọc thêm những nội dung sau về quả lựu:

  • Thông tin chung về quả lựu, tác dụng của quả lựu
  • Những lưu ý khi ăn lựu
  • Mẹo giúp mẹ chọn được quả lựu ngon

Quả lựu – thức quả ngon mắt, ngon miệng lại giàu dinh dưỡng

Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu chăm ăn lựu, sinh con sẽ có má lúm đồng tiền. Em bé chào đời cũng trắng trẻo hồng hào. Dù quan niệm trên đúng hay sai, quả lựu cũng là một trong những loại trái cây mà các mẹ bầu không nên bỏ qua. Bởi không chỉ có hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt, quả lựu còn rất tốt cho mẹ bầu và em bé.

Lựu là thứ quả ngon miệng lại giàu dinh dưỡng (Nguồn ảnh: istockphoto)

Lựu là một trong những loại trái cây được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Chứa nhiều chất dinh dưỡng, quả lựu đặc biệt chứa hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin, chất chống oxy hóa… Thành phần quả lựu sở hữu nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.

Vậy bà bầu ăn lựu nhiều có tốt không?

Bài viết liên quan:

Tốt cho tim mạch, hạn chế nguy cơ tiền sản giật

Nước ép lựu giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch, giúp cơ thể tổng hợp cholesterol, giảm xơ vữa động mạch. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó, lựu còn giúp cơ thể cải thiện khả năng tổng hợp cholesterol và tiêu huỷ các phân tử gốc tự do trong hệ thống các mạch máu. Tác dụng này của lựu giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Mẹ bầu ăn lựu sẽ giúp giảm huyết áp trong quá trình mang thai. Do đó, giúp hạn chế nguy cơ mắc chứng tiền sản giật.

Tăng cường hệ thống miễn dịch cho mẹ bầu và em bé

Lựu rất giàu chất chống oxy hóa polyphenol. Dưỡng chất này sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa. Cùng với vitamin C có tính kháng khuẩn, lựu sẽ giảm hiện tượng viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng, giảm vi khuẩn đường miệng, gây sâu răng và nhiễm khuẩn tụ cầu.

Bổ sung loại trái cây giàu vitamin C này trong thực đơn hàng ngày, cơ thể mẹ khỏe mạnh và có lợi cho sự phát triển của thai nhi nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quả lựu có 2 hợp chất đặc trưng là punicalagin, đây là chất chống oxy hóa cực kỳ mạnh, có trong nước ép lựu và phần vỏ hạt. Nước ép lựu có hoạt tính chống oxy hóa cao gấp 3 lần rượu vang đỏ và trà xanh. Chất này có thể làm giảm phản ứng viêm tại đường tiêu hóa, ung thư vú và tế bào ung thư đại tràng. Axit punici trong dầu hạt lựu có tác dụng sinh học mạnh. Người mắc bệnh tiểu đường uống nước ép từ quả lựu cũng rất tốt cho sức khỏe, làm giảm nồng độ các chất chỉ điểm viêm, giảm nguy cơ về sức khỏe.

Ăn lựu giúp tăng cường miễn dịch (Nguồn ảnh: istockphoto)

Cải thiện các vấn đề về da giúp mẹ bầu luôn xinh đẹp rạng rỡ

Chăm ăn lựu lúc mang thai, mẹ bầu sinh con sẽ trắng trẻo, hồng hào. Mẹ cũng sẽ được “hưởng lây”, có được làn da tươi sáng rạng rỡ. Ăn lựu thường xuyên sẽ ngăn cản các vết rạn da xuất hiện dưới tay, chân, bụng,… vì lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, nước ép lựu cũng có tác dụng rất tốt trong việc trị các vết thâm trên da.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hỗ trợ hệ tiêu hóa, hạn chế chứng táo bón trong thai kỳ

Tương tự như các loại rau củ và trái cây khác, lựu giúp các mẹ bầu hạn chế chứng táo bón thường gặp khi mang thai. Quả lựu chứa vitamin C, chất xơ và kali dồi dào. Cơ thể sẽ chống lại cảm lạnh và giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Bổ sung nước ép lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống có thể giúp cơ thể mẹ chống lại một số loại vi khuẩn.

Những lưu ý khi ăn lựu

Bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không?

Ăn lựu mang đến rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu vẫn thắc mắc liệu có nên ăn hạt lựu hay không. Trên thực tế, ăn hạt lựu mang lại nhiều lợi ích.

Hạt lựu chín có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa. Bà bầu ăn hạt lựu sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, hạt lựu còn chứa rất nhiều vitamin C và K. Vitamin C giúp tăng cường sức khỏe, tặng mẹ bầu làn da đẹp, thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen. Vitamin K làm đông máu. Canxi giúp mẹ và bé duy trì xương chắc khỏe.

Ngoài ra, hạt lựu còn có tác dụng thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mồ hôi, chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hoá tốt. Trong đông y, hạt lựu sấy khô, tán nhuyễn là một vị thuốc có công dụng trị đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài.

Thế nhưng, cũng giống như các loại hạt cứng khác, ăn hạt lựu cũng chứa nhiều nguy cơ. Hạt lựu tương đối cứng, có thể gây tắc ruột nếu ăn quá nhiều hạt lựu. Vì vậy, mẹ bầu cần cân nhắc kỹ khi ăn hạt lựu. Để an toàn, mẹ nên nhai hạt thật kỹ. Hoặc mẹ có thể sử dụng hạt đã sấy khô như một món ăn vặt. Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể chọn sử dụng nước ép lựu thay vì ăn hạt lựu.

Bài viết liên quan:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào mẹ bầu nên hạn chế ăn lựu?

Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng quả lựu lại chứa rất nhiều đường. Vì vậy, không phải ai cũng thích hợp ăn lựu thường xuyên. Bà bầu ăn nhiều lựu sẽ không tốt và có những vấn đề về sức khỏe như:

  • Viêm dạ dày
  • Sâu răng
  • Bị nóng trong người
  • Viêm phế quản
  • Cảm lạnh
  • Lượng đường trong máu cao.

Ăn lựu tốt cho cơ thể mẹ (Nguồn ảnh: istockphoto)

Bật mí mẹo giúp mẹ chọn được quả lựu tươi ngon

Rõ ràng, lựu là một món dễ ăn và bổ dưỡng. Nhưng mẹ bầu cần chú ý lựa chọn những trái tươi ngon, có xuất xứ rõ ràng, tránh những loại trái cây đã bị ngâm thuốc, hóa chất độc hại.

Kích thước quả

Quả lựu ta có kích thước vừa phải, khoảng hơn nắm tay người lớn một chút, chứ không to như lựu Trung Quốc. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tránh chọn lựu quá nhỏ. Lựu nhỏ còn khá non, xanh nên không ngọt, ăn có vị chát. Cũng có những quả lựu nhỏ chín già nhưng khi ăn sẽ rất khó bóc. Vị những quả này cũng không ngon, ít dưỡng chất hơn những quả khác.

Màu sắc vỏ

Một trái lựu ngon có vỏ trơn nhẵn, láng mịn và bóng mịn, căng nước. Quả lựu ta vỏ thường có màu hồng nhạt chứ không đỏ thẫm. Ngoài ra, những trái lựu có vỏ hơi rám, không hoàn hảo lại thường là quà già tới, hạt mẩy. Quả lựu già mọng nước và có vị ngọt dịu, chứa nhiều vitamin C cũng như các khoáng chất hữu ích cho cơ thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hình dáng

Lựu ta ngon có hình dáng tròn tương đối. Quả cầm chắc tay, không méo mó biến dạng hay có vết thâm do va chạm. Vỏ quả nổi gồ rõ hình những hạt bên trong chắc chắn sẽ mọng nước.

Mùa lựu

Mùa nào thức đó. Để có được những quả lựu tươi ngon, mẹ cần lưu ý chọn quả đúng mùa. Mùa lựu ở Việt Năm bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 1, tháng 2 năm sau. Đây là thời điểm trái lựu ngon nhất, mọng nước, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, ít chất bảo quản.

Như vậy, mẹ đã biết mẹo chọn lựa được những quả lựu tươi ngon bổ dưỡng. Lựu là một trong những loại trái cây rất tốt, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Mẹ nhớ thường xuyên bổ sung lựu vào thực đơn của mình nhé.

Bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không? Bà bầu cũng có thể yên tâm ăn hạt lựu. Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Nhưng mẹ nên nhai kỹ hạt nhé!

Nếu không quen ăn hạt lựu, mẹ có thể chọn thưởng thức nước ép lựu thay vì ăn trực tiếp. Nước ép lựu chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cũng như axit folic cần thiết cho các bà mẹ mang thai. Đặc tính chống viêm có chứa trong lựu cũng giúp cải thiện lưu lượng máu cho cả mẹ và thai nhi. Kali trong nước ép lựu ngăn ngừa chuột rút thường gặp trong quá trình mang thai. Thậm chí, lựu còn được cho là có thể ngăn ngừa sinh non.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le