Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp thắc mắc: Ăn dặm hải sản vào thời điểm nào là tốt nhất?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hải sản là thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là xương và răng. Việc cho trẻ ăn dặm hải sản phải đảm bảo đúng cách để trẻ có thể hấp thu tốt. Đồng thời, cha mẹ cũng cần biết thời điểm nào là thích hợp để trẻ ăn dặm hải sản.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ – Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng, Chuyên gia dinh dưỡng, Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và Founder tại H&H Nutrition. Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Tác dụng của việc cho trẻ ăn hải sản
  • Độ tuổi thích hợp cho trẻ ăn dặm hải sản
  • Các loại hải sản tốt cho sức khỏe của bé trong quá trình ăn dặm
  • Cách chế biến để bé ăn dặm hải sản an toàn theo độ tuổi

Tác dụng của việc cho trẻ ăn hải sản

Theo nghiên cứu, hải sản chứa nhiều dưỡng chất dồi dào như: đạm, chất béo không bão hòa, kẽm, omega-3, canxi. Những dưỡng chất này rất quan trọng vì chúng giúp phát triển thể chất lẫn tinh thần cho bé. Nếu ăn đầy đủ hải sản bé sẽ được:

  • Tăng cường miễn dịch
  • Phát triển tối ưu trí não
  • Duy trì sự chắc khỏe cho xương
  • Bổ sung một số vi chất thiết yếu

Bạn có thể chưa biết:

Ăn dặm: Những gì bé có thể và không thể ăn trong độ tuổi ăn dặm?

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé – Chi tiết thực đơn cho bé 6-12 tháng

 

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm hải sản từ 7 tháng tuổi trở lên

Độ tuổi thích hợp cho trẻ ăn dặm hải sản

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên cho bé ăn dặm hải sản từ 7 tháng tuổi trở lên. Nếu cho trẻ ăn quá sớm thì trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể cho bé ăn hải sản xay nhuyễn trộn với bột ăn dặm.

Khi trẻ ăn dặm hải sản lần đầu tiên, ba mẹ chỉ nên cho bé ăn với số lượng nhỏ. Trong quá trình ăn, nếu bé cảm thấy khó chịu do chưa quen, bạn nên kiên nhẫn vài lần. Trường hợp con có những biểu hiện dị ứng như: nổi mẩn; khò khè; đi cầu phân nhầy, máu; quấy khóc, bố mẹ cần ngừng lại và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.

Điều đó tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Đối với những bé có cơ địa yếu thì mẹ càng phải chú ý hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các loại hải sản tốt cho sức khỏe trong quá trình ăn dặm của bé

Các loại hải sản đa dạng như: tôm, cua, mực, các loại cá nước ngọt, cá nhỏ nước mặn chính là nguồn thực phẩm phù hợp với bé. Chúng chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối,  phù hợp với cơ thể người.

  • Các loại cá như: cá hú, cá hồi, cá tra là lựa chọn tốt để cung cấp omega 3 và loại đạm cần thiết;
  • Cua chứa nhiều protein và giàu vitamin nhóm B. Nó cung cấp dưỡng chất giúp bé phát triển tốt cả về thể chất và trí não;
  • Tôm chứa nhiều canxi đảm bảo độ chắc cho xương.

Bạn nên cho con ăn hải sản, tránh ăn cá từ biển sâu. Các loại này chứa nhiều thủy ngân nên ảnh hưởng đến thần kinh của bé. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể cho trẻ ăn một số loại hải sản có vỏ như: hàu, hến, trai… vì chúng chứa hàm lượng kẽm tương đối cao.

Trong hải sản chứa nhiều Omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho thần kinh

Bên cạnh đó, phụ huynh lưu ý không được cho bé ăn các loại hải sản như cá thu, cá kiếm… Những loại hải sản này chứa nhiều thủy ngân gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế biến đúng cách để bé ăn dặm hải sản an toàn

Hải sản là thực phẩm có nhiều loại ký sinh trùng. Vì vậy, việc lựa chọn và chế biến là rất quan trọng để tránh nhiễm ký sinh trùng cho bé.

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng?

Cẩm nang giúp trẻ ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH mẹ nên tham khảo

Trẻ trong giai đoạn từ 7 tháng đến 1 tuổi

Hải sản cần được xay nhuyễn, nghiền nhỏ để nấu bột hoặc cháo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé.
  • Tôm to thì bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua. Bạn không nên lấy nước lọc vì trong đó không có chất đạm.
  • Các loại hải sản có vỏ thì luộc chín, lấy nước nấu cháo, bột. Thịt thì xay hoặc băm nhỏ cho vào cháo, bột.

Trẻ ở độ tuổi này, ba mẹ chỉ nên cho con ăn khoảng 20-30g thịt của cá, tôm nấu với bột, cháo. Bé có thể ăn từ 1-2 bữa ăn dặm mỗi ngày. Sau đó, mẹ cần thay đổi thực đơn bằng những thực phẩm giàu đạm khác như: thịt bò, heo, gà, lươn để đảm bảo sự đa dạng của các bữa ăn.

Trẻ đã lớn hơn 1-3 tuổi

Trẻ độ tuổi này đã có thể ăn nhiều thức ăn dạng thô. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn nên nghiền nhỏ hải sản cho bé dễ nuốt. Mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún, súp… Mỗi bữa ăn ba mẹ nên cho bé ăn khoảng 30- 40 g thịt hải sản.

Khi cho trẻ ăn dặm hải sản ba mẹ phải đảm bảo chế biến đúng cách và an toàn cho bé

Trẻ từ 3 tuổi trở lên

Giai đoạn này bé đã ăn được các loại cháo, mì, miến… nấu với hải sản. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn dạng luộc hay hấp: cua luộc, ngao hấp… Bạn nên cung cấp cho bé ăn 1-2 bữa hải sản/ngày. Mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt hải sản. Trẻ ăn tôm to 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ), ghẹ có thể ăn ½ con/bữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tóm lại, khi ba mẹ cho bé ăn dặm hải sản thì phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Bạn phải hết sức cẩn thận trong khâu chọn lựa thực phẩm và chế biến chúng. Điều này giúp cho sự phát triển của con bạn ngày càng toàn diện hơn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

myngoc