Thực hư thông tin mẹ ăn bơ sau sinh sẽ bị mất sữa

Là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi vị béo thơm ngầy ngậy. Quả bơ chứa nhiều dinh dưỡng, kèm hương mát thoang thoảng đặc trưng.

Ăn bơ có bị mất sữa không? Thực ra chưa từng có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác hại của việc ăn bơ đến mẹ sau sinh và bé. Tuy nhiên, nếu mẹ ăn quá lượng cho phép thì sẽ dẫn đến những tác hại không tốt cho cả mẹ và bé.

Nội dung bài viết:

  • Thành phần dinh dưỡng trong quả bơ
  • Ăn bơ mang đến lợi ích gì?
  • Mẹ sau sinh ăn bơ có bị mất sữa không?
  • Một số loại rau củ quả có lợi cho mẹ sau sinh

Thành phần dinh dưỡng trong quả bơ

Theo Tiến sĩ Hồ Thu Mai – Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quả bơ chứa nhiều dưỡng chất. Cụ thể, trong 100gr thịt quả bơ có những chất dinh dưỡng như:

– Lipid: 9,4 g; glucid: 2,3 g; canxi: 60 mg; sắt: 1,6 mg; magie: 24 mg; kali: 351 mg; vitamin E: 2,66 mg; lysin: 147 mg…

Bên cạnh đó, bơ còn chứa nhiều axit oleic, một loại chất giúp phòng chống ung thư vú.

Ăn bơ giúp giảm tỉ lệ cholesterol. Bơ giàu folate giúp giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch.

Quả bơ chứa nhiều dinh dưỡng (Nguồn ảnh: Unsplash)

Mẹ đã biết chưa?

Ăn bơ mang đến lợi ích gì?

Trong thai kỳ, mẹ bầu được khuyến khích nên ăn bơ.

Những giá trị dinh dưỡng trong quả bơ sẽ giúp các mẹ hấp thụ dễ dàng. Não bộ và hệ thống tim mạch của bé cũng được kích thích phát triển tốt hơn.

Bơ có nhiều vitamin A, B, C, các amino – axit và chất kháng khuẩn. Ăn bơ mang đến làn da hồng hào mịn màng, hỗ trợ quá trình chuyển đổi chất trong cơ thể.

Nhưng, có phải là giai đoạn nào trong thai kỳ, mẹ cũng đều có thể ăn bơ hay không?

Mẹ sau sinh ăn bơ có bị mất sữa không?

Tác động của bơ đến quá trình cho con bú

Sau sinh, hệ tiêu hóa của cả mẹ lẫn bé còn rất yếu. Những dưỡng chất trong bơ sẽ giảm quá trình tiết sữa của mẹ. Đồng thời, khi ăn bơ “gián tiếp” qua sữa mẹ, dạ dày bé sẽ rất khó chịu, ọc ạch, đầy bụng. Với những bé quá mẫn cảm, hiện tượng nôn mửa hoặc phản ứng trên da sẽ xảy ra.

Bên cạnh đó, nếu vì quá thích mà ăn nhiều bơ, mẹ sẽ bị sưng lưỡi và ngứa trong khoang miệng.

Nếu vì quá thích mà ăn nhiều bơ, mẹ sẽ bị sưng lưỡi và ngứa trong khoang miệng. (Nguồn ảnh: Unsplash)

Những lưu ý để ăn bơ không bị mất sữa

Thực ra chưa từng có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác hại của việc ăn bơ đến mẹ sau sinh và bé. Tuy nhiên, nếu mẹ ăn quá lượng cho phép thì sẽ dẫn đến những tác hại như trên.

2 thìa cà phê bơ mỗi ngày sẽ giúp mẹ đạt hiệu quả như ý. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không ăn bơ quá nhiều để tránh cảm giác đầy bụng, khó chịu cả mẹ và bé.
  • Tuyệt đối không ăn bơ liên tục trong khoảng thời gian dài. Chất beta – sitosterol có nhiều trong bơ sẽ làm giảm cholesterol cần thiết trong cơ thể. Mẹ sau sinh ăn nhiều bơ trong thời gian dài có thể dẫn đến loãng máu.
  • Mẹ muốn giảm cân sau sinh không nên ăn bơ. Hàm lượng calo khá cao trong bơ sẽ cản trở quá trình “giảm cân” của mẹ.
  • Có tiền sử bị bệnh gan nên hạn chế ăn bơ. Một số loại dầu trong bơ có thể gây tổn thương gan.

Mẹ đã biết chưa?

Một số loại rau củ quả có lợi cho mẹ sau sinh

Bên cạnh quả bơ, mẹ nên ăn những loại củ quả giúp lợi sữa, mát gan, giải độc. Có thể kể đến như:

  • Đu đủ xanh, mướp giúp tăng tiết sữa, bổ máu, nhuận tràng, giảm căng thẳng.
  • Quả sung giúp lợi sữa, tăng tiết sữa, lợi tiểu, sát trùng, bổ huyết.
  • Cam, quýt bổ sung vitamin C và canxi, hỗ trợ tăng sức đề kháng.
  • Chuối tiêu giúp bổ sung sắt, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm táo bón, bổ máu, phòng ngừa hiện tượng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.
  • Bưởi bổ sung hàm lượng vitamin C, đẹp da, tiêu mỡ, giúp mẹ lấy lại vóc dáng thon gọn.

Bưởi bổ sung hàm lượng vitamin C, đẹp da, tiêu mỡ, giúp mẹ lấy lại vóc dáng thon gọn. (Nguồn ảnh: Unsplash)

Không thể nhớ hết các loại trái cây cần kiêng khem, nhưng bơ là loại quả mẹ nên học cách “bơ”. Ăn bơ có bị mất sữa không thì tùy vào từng thể trạng mỗi người. Nếu mẹ nhạy cảm quá mức, nên ngừng ăn bơ. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung những loại rau củ quả gợi ý trong bài để gọi sữa về cho bé nhé!

Nguồn thông tin: Bơ ăn nhiều chưa chắc đã tốt – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le