Cho bé ăn quả bơ đúng cách
Bơ là loại trái cây phổ biến mà nhiều bà mẹ bổ sung cho con mình. Nó không chỉ chứa chất béo không bão hòa mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng toàn diện. Bơ cũng là một trong những thực phẩm ăn dặm đầu tiên thích hợp nhất cho trẻ. Nhưng hầu hết các bà mẹ đều không chú ý đến việc rửa sạch vỏ quả bơ trước khi lấy thịt quả ra. Một nghiên cứu của cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chỉ ra tại sao việc rửa sạch những loại trái cây như quả bơ này lại quan trọng và hướng dẫn chúng ta cách làm sạch quả bơ trước khi cho bé ăn.
Tại sao cần rửa sạch vỏ quả bơ và rửa như thế nào?
Hầu hết chúng ta đều không làm sạch vỏ quả bơ trước khi bổ. Rốt cuộc, chúng ta không hề ăn vỏ quả bơ cơ mà, sao chúng ta phải bận tâm? Nhưng câu trả lời là chúng ta nên làm vậy. Và vi khuẩn chính là lí do.
Theo một báo cáo từ FDA Hoa Kỳ công bố vào ngày 7 tháng 12 năm 2018, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra loại vi khuẩn có tên Listeria monocytogenes trên hơn 17% vỏ quả bơ mà họ đã thử nghiệm từnăm 2014 đến 2016. Thật đáng ngạc nhiên là có đến khoảng 0,2% số bơ này chứa vi khuẩn bên trong thịt quả.
Thực tế thì việc sử dụng dao để cắt chính là cách giúpvi khuẩn từ vỏ xâm lấn vào thịt quả. Do đó, việc rửa sạch vỏ quả bơ trước khi bổ là việc nên làm để ngăn vi khuẩn từ vỏ xâm nhập vào phần thịt quả phía trong. Với trẻ nhỏ thì việc này hiển nhiên quan trọng vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
FDA khuyến cáo nên làm sạch hoàn toàn bất kỳ loại rau quả nào trước khi ăn. Hơn nữa, họ cũng khuyên mọi người nên chà kỹ phần vỏ (bao gồm cả quả bơ) bằng loại bàn chải chuyên dùng để làm sạch rau củ quả. Tiếp theo, nên lau khô bằng khăn vải sạch hoặc khăn giấy để tiếp tục loại trừ vi khuẩn còn sót lại trên vỏ.
Và cũng đừng quên rửa sạch tay sau khi cầm vào quả bơ.
Cho bé ăn quả bơ đúng cách
Tại sao lây nhiễm vi khuẩn Listeria lại nguy hiểm?
Một người bị nhiễmvi khuẩn Listeria có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau cơ, tiêu chảy và / hoặc buồn nôn.
Trong trường hợp nhiễm khuẩn Listeria nghiêm trọng, vi khuẩn có thể tấn công vào hệ thống thần kinh, dẫn đến mất phương hướng, co giật và cứng cổ.
Thông thường, vi khuẩn này không đe dọa tính mạng đối với người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, những người không có hệ thống miễn dịch ổn định như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và người già thì rất dễ bị tổn thương ngay cả với số lượng vi khuẩn Listeria nhỏ nhất.
Đặc biệt, Listeria làloại vi khuẩn rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Mặc dù thai phụ chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ, giống như cúm khi bị nhiễm khuẩn Listeria, nhưng vi khuẩn cũng có thể tấn công đến thai nhi.
Thai nhi bị nhiễm khuẩn Listeria có thể dẫn đến thai chết lưu, sảy thai hoặc sinh non. Đây là lý do chính tại sao phụ nữ mang thai được khuyến cáo nghiêm ngặt tránh ăn những loại thực phẩm có thể chứa vi khuẩn Listeria.
Các phát hiện khác từ nghiên cứu của FDA
Nghiên cứu này của FDA cũng đã phát hiện ra một loại vi khuẩn liên quan đến Salmonella trên 12 vỏ quả bơ – khoảng dưới 1% tổng số vỏ quả bơ được thử nghiệm.
Qua những phát hiện này, FDA khẳng định Salmonella có thể có trong vỏ quả bơ và loại vi khuẩn gây độc Listeria monocytogenes có thể xuất hiện trên vỏ hoặc trong thịt quả.
Thực tế vẫn có ghi nhận về sự bùng phát nhiễm khuẩn Listeria do ăn quả bơ. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật đã báo cáo về 12 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn quả bơ từ năm 2005 đến 2015. 9 trong số đó là do Salmonella và 3 vụ do vi khuẩn E.coli gây ra.
FDA hiện đangnghiên cứu liệu các loại sốt hoặc salad bơ chế biến sẵn có gây ra các rủi ro sức khỏe tương tự hay không. Cơ quan này cho biết họ đang tìm kiếm dữ liệu về sự phổ biến của 2 loaị vi khuẩn Salmonella và Listeria monocytogenes trong các sản phẩm bơ chế biến sẵn.
Cho bé ăn quả bơ đúng cách
Các lưu ý khác trong việc an toàn vệ sinh thực phẩm cho bé
Khi bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ cần phải lưu ý một loạt các quy tắc an toàn thực phẩm cho bé. Cũng giống như việc pha sữa cho bé, rửa sạch tay là vô cùng quan trọng trước khi xử lý và chế biến thực phẩm.
Ngoài cách rửa sạch vỏ quả bơ, hãy ghi nhớ những lời khuyên sau đây và đồng thời chia sẻ chúng với người giúp việc hoặc các thành viên khác trong gia đình bạn:
Mẹo xử lý vệ sinh thực phẩm
Luôn tách riêng thực phẩm sống và chín trong tủ lạnh và trong quá trình chế biến. Có thớt riêng cho thịt và cá, trái cây và rau quả.
Không nên cho bé ăn trực tiếp từ bát lớn và sau đó bỏ phần thức ăn còn thừa vào tủ lạnh. Nước bọt trên thìa có thể làm nhiễm khuẩn phần thực phẩm còn lại.Hãy chia nhỏmột phần thức ăn vào đĩa và nếu bé có thể ăn thêm, hãy sử dụng muỗng khô, sạch để lấy thêm. Phần thức ăn còn lại nên được bảo quản trong hộp kín trong tủ lạnh và đương nhiên, phần còn thừa trong bát hoặc đĩa nên được vứt bỏ.
Sử dụng chất tẩy rửa an toàn và nước nóng để rửa tất cả các vật dụng và dụng cụ dùng để chế biến thức ăn cho bé, bao gồm thớt, máy xay sinh tố và máy chế biến thực phẩm.
Khi ra ngoài, không bao giờ để tã bẩn của bé vào cùng một túi với thực phẩm để loại trừ nguy cơ nhiễm bẩn.
Thức ăn của bé không nên bảo quản ở nhiệt độ phòng quá hai giờ. Hãy bỏ chúng vào tủ lạnh sau khoảng thời gian trên.
Không cho bé ăn trái cây bị nứt hoặc tách da, vì vi khuẩn có thể xâm nhập từ đây. Điều tương tự cũng xảy ra đối với trứng dù vỏ trứng chỉ hơi nứt.
Lưu ý khi chế biến thức ăn
- Nấu thịt kỹ.
- Nếu hâm nóng thức ăn cho bé, hãy đun sôi hoàn toàn và để nguội, nhớ kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn.
- Nếu cho bé ăn thức ăn đựng trong hũ, hãy luôn kiểm tra xem nút an toàn trên nắp có bật không. Không cho bé ăn nếu lọ đựng có nắp đậy bị gỉ hoặc thủy tinh bị sứt mẻ và luôn kiểm tra hạn sử dụng khi mua.
Những điều cần lưu ý khác
Không bao giờ cho trẻ dưới một tuổi sử dụng mật ong. Mật ong có thể chứa vi khuẩn clostridium botulinum gây bệnh nghiêm trọng hoặc ngộ độc dẫn đến tử vong.
Không cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng sữa tươi hoặc sữa chưa tiệt trùng vì nó có thể chứa vi khuẩn có hại có thể khiến bé bị bệnh nặng.
Chúng tôi hy vọng rằng bài viết về cách làm sạch vỏ quả bơ và loại trừ vi khuẩn Listeria monocytogenes hữu ích với các mẹ. Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ nó trên trang cá nhân của bạn nhé!
Theo: sg.theasianparent.com
Xem thêm các bài viết khác:
Rau bina (cải bó xôi); Thực phẩm vàng cho phát triển não bộ của thai nhi
7 trái cây cực tốt cho bé ăn dặm mẹ đừng bỏ qua
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!