Bác sỹ Ahmer Aziz tại AKEA Life đã chỉ ra một số dấu hiệu có thể nhận biết ở những người bị trầm cảm cấp độ nặng hay nhẹ.
1. Chứng mệt mỏi- đau đầu
Những cơn mệt mỏi gần nhau và lên đến đỉnh điểm là dấu hiệu rõ nhất ở những người chớm bị trầm cảm. Bạn sẽ trải qua cảm giác thiếu năng lượng, tự thấy mệt mỏi, thiếu động lực làm việc cũng như tham gia bất cứ hoạt động nào. Theo bác sỹ Aziz, tình trạng mệt mỏi là do bạn trải qua một nỗi buồn, thất vọng hay bị chùn bước trong một khoảng thời gian. Những ảnh hưởng từ não bộ sẽ dần chi phối các cơ quan trong cơ thể và cơ thể chững lại, ì trệ đi.
Đọc thêm: Trầm cảm sau sinh: Xin đừng chủ quan!
2. Khủng hoảng với giấc ngủ và đảo lộn giờ giấc
Sự mệt mỏi của cơ thể cũng ít nhiều liên quan tới chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể cảm thấy khó ngủ, giấc ngủ không sâu, thậm chí thức trắng trong vòng vài đêm. Có thể bạn đang luẩn quẩn với một suy nghĩ nào đó và cứ tiếp tục nghĩ không ngừng….và kết quả là dặn mình phải ngủ, nhưng rốt cục lại trằn trọc, căng não…
Đọc thêm: Thế nào là trầm cảm?
3. Mắc lỗi – sai sót
Bạn không tự nhận ra được điều này cho đến khi những lỗi nhỏ – sai sót tích dần thêm hoặc người khác phát hiện giúp bạn. Bệnh nhân trầm cảm thường mất sự tỉnh táo hoặc không điều khiển được hành động của bản thân. Hoặc làm không theo thứ tự thông thường, không để tâm vào chính việc đang làm dễ làm cho họ gặp sai lầm, thiếu sót…
4. Chế độ ăn không cân bằng- không đủ dinh dưỡng
Với chứng trầm cảm, người bệnh có thể ăn quá mức bình thường, ăn ngấu nghiến. Dễ hiểu, đây là cách giúp họ nghiền cơn stress hoặc nỗi niềm không thể giải phóng ra ngoài. Điều này làm họ tăng cân, rồi gián tiếp làm họ tự ti với hình thể và diện mạo bên ngoài. Họ lại tiếp tục với vòng tròn trầm cảm – thu mình – xa lánh xã hội. Họ ăn nhiều nhưng không hoàn toàn là thức ăn bổ dưỡng, thực phẩm xanh. Những thứ ăn vào làm họ tăng cân nhanh chóng nhưng lại thường là junk food hay đồ ăn nhanh, nhiều chất béo, chất bột…
Trường hợp ngược lại, người trầm cảm có thể sụt cân nhanh chóng, họ không màng ăn uống. Cơ thể suy nhược khuôn mặt hốc hác, thiếu sức sống. Tình trạng này cũng xuất hiện nhiều ở những người mất cân bằng trong công việc, cuộc sống và thời gian dành cho chính mình.
5. Giảm nhu cầu tình dục
Theo giáo sư Aziz, đây là hiệu ứng của chuỗi suy nghĩ đang dần tự ti về bản thân của người bệnh. Họ không còn tự tin về cơ thể và không có tâm thái nhẹ nhàng, ham muốn với chuyện chăn gối. Nếu trong gia đình hoặc quan hệ giữa đôi lứa, đối phương sẽ nhận biết điều này đầu tiên. Hãy quan tâm hơn tới người yêu, bạn đời của mình trước khi quá muộn.
Đáng ngạc nhiên, sex có thể là liều thuốc giảm đau và giúp cơ thể bớt căng thẳng, đau đớn!
Đọc thêm:
15 lý do tại sao SEX tốt cho sức khỏe
Nếu bị đau đầu, thay vì uống thuốc hãy làm “chuyện ấy” với chàng để giảm đau tốt nhất
6. Chậm chạp trong mọi hoạt động – cử động
Điều này khá khó để nhận thấy nhưng những người xung quanh có thể góp ý cho bạn. Đừng tỏ ra chống đối hay phủ nhận. Có thể họ đã đúng. Đối với người bị trầm cảm, não bộ bị trì trệ và các phản ứng chậm hơn bình thường, dẫn theo phản xạ, phản ứng cũng chậm theo. Có thể bạn không kịp đỡ một vật mặc dù biết nó sắp rơi hay mình có thể hứng được. Hay làm một chuỗi thao tác phức tạp bạn lại không tự tin, không làm trôi chảy hoặc thông suốt.
Những biểu hiện này rất khó để nhận ra, vì vậy bạn cần một người thân hoặc bạn bè xung quanh góp ý và lên dây cót tinh thần cho bạn.
7. Các cơn đau toàn thân hoặc cơ- khớp
Những cơn đau do gân cơ – xương khớp không chỉ bởi bạn tập thể dục quá mức hay bê vác vật nặng. Nó có thể là do chứng trầm cảm lâu ngày. Bạn cần nhìn nhận vấn đề và nguyên nhân một cách nghiêm túc thay vì cả nghĩ và bàn quan với mọi việc.
8. Không ngưng suy nghĩ-suy diễn
Chứng trầm cảm xuất phát từ bên trong nhưng để lâu sẽ ảnh hưởng tới cả cách suy nghĩ, suy diễn của bản thân. Người bệnh sẽ không ngừng lo lắng khi gặp phải một vấn đề phức tạp hoặc một trở ngại không thể vượt qua… Bạn không thể ngưng những suy nghĩ tiêu cực, tự ti, lo lắng thậm chí là suy diễn người khác không tốt, muốn hại mình….
9. Các vấn đề về tiêu hóa
Dạ dày hay bị co thắt khó tiêu, tình trạng này diễn ra đều và lặp lại nhiều lần? Bạn có thể đang hứng chịu những hiệu ứng từ chứng trầm cảm và căng thẳng kéo dài. Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do hệ thần kinh và cảm xúc, tâm lý thường không dễ phát hiện. Ngoài những quan ngại về dạ dày, có thể bạn còn gặp vấn đề với thời gian tiêu hóa, chứng đầy bụng hay đau quặn, nghẹn, tức ngực khi ăn.
Hãy đi khám và xin lời khuyên của bác sỹ thay vì tự mình chịu đựng và trải qua một mình.