Do tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến 40.800 bé gái mất cơ hội chào đời mỗi năm ở Việt Nam. Đó là báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2020 ước tính.
Việt Nam vẫn còn tồn tại tư tưởng định kiến giới
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại sự kiện công bố báo cáo Tình trạng dân số thế giới 2020, cho biết trong nhiều thập kỷ qua, bình đẳng giới tại Việt Nam đã có những bước tiến. Tuy nhiên, tâm lý ưa thích con trai vẫn còn tồn tại. Điều đó, gây nên định kiến giới. Người Việt Nam luôn đặt nam giới và trẻ em trai ở địa vị xã hội cao hơn phụ nữ và trẻ em gái.
Người Việt Nam vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ
Tình trạng lựa chọn giới tính dựa trên cơ sở định kiến giới có thể nhìn nhận trực tiếp qua “tỷ số giới tính khi sinh”. Bà Naomi Kitahara nhận định: “Tỷ số này của Việt Nam thể hiện sự mất cân bằng rất lớn”. Trong khi tỷ lệ giới tính khi sinh tự nhiên là 105 bé trai/100 bé gái, thì ở nước ta, con số này là 111,5 bé trai/100 bé gái, số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019.
40.800 bé gái mất cơ hội chào đời mỗi năm tại nước ta
Các bằng chứng cho thấy nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng nhân khẩu học là do tình trạng lựa chọn giới tính trước khi sinh. Tức là bỏ thai khi thai nhi được xác định là con gái. Hay nuôi cấy phôi trước để xác định và lựa chọn được luôn giới tính. Hoặc “lọc tinh trùng” phục vụ thụ tinh trong ống nghiệm.
Do đó, báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới ước tính, mỗi năm 40.800 bé gái tại Việt Nam sẽ không có cơ hội chào đời chỉ vì mình là con gái.
Một bé gái chào đời tại Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ tháng 1/2020
Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh khi mất cân bằng giới
Bà Naomi Kitahara nhận định, khi số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới. Thì vấn đề xã hội nảy sinh, làm trầm trọng hơn các hình thức bạo lực trên cơ sở giới. Chẳng hạn như hiếp dâm, cưỡng ép quan hệ tình dục, bóc lột tình dục, buôn bán người, tảo hôn.
Báo cáo chỉ ra rằng có ít nhất 19 thực hành có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái. Đây là những thực hành bị thế giới lên án là hành vi xâm hại và vi phạm quyền con người. Trong số này, có ba thực hành xảy ra nhiều. Đó là: cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ (FGM), tảo hôn, lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới.
Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2020, trên toàn thế giới có hơn 4 triệu trẻ em gái sẽ bị cắt bỏ bộ phận sinh dục. Một ngày có 33.000 trẻ em gái bị ép kết hôn.
Đặc điểm chung của những hành vi có hại này đều bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới. Đồng thời, mong muốn kiểm soát cơ thể và cuộc sống của phụ nữ. Khi sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái giảm sút. Họ không được tiếp cận với giáo dục và tiềm năng của họ bị hạn chế, cả nhân loại cũng bị ảnh hưởng.
Sự mất cân bằng giới gây nhiều tổn thương cho phụ nữ và bé gái
Phụ nữ và trẻ em gái cần được tôn trọng
Bà Naomi Kitahara nhấn mạnh 3 từ “tôn trọng”, “bảo vệ”, “thực thi”. Mỗi người cần thể hiện sự tôn trọng đối phụ nữ và trẻ em gái bằng cách thay đổi những thái độ và hành vi. Bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái thông qua việc ban hành và thực thi những quy định luật pháp chống lại những tập tục.
Chính phủ cần thực hiện trách nhiệm của mình dựa theo những hiệp định về quyền con người. Yêu cầu chấm dứt nạn tảo hôn, cắt bỏ bộ phận sinh dục ở nữ, và lựa chọn giới tính dựa trên cơ sở định kiến giới.
Cuối cùng, theo bà Naomi Kitahara, sự đoàn kết đóng vai trò quan trọng giúp xóa bỏ tư tưởng ưa thích con trai và tình trạng lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới. Cũng giống như mục tiêu phát triển bền vững “không ai bị bỏ lại phía sau”. “Chúng ta cũng sẽ không để bất kỳ trẻ em gái nào bị bỏ lại phía sau”, bà nói.
Hy vọng trong thời gian tới tư tưởng trọng nam khinh nữ tại Việt Nam dần được xóa bỏ. Để nữ giới ngày càng được tôn trọng hơn và xã hội phát triển cân bằng, phồn vinh hơn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!