Bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé là vấn đề quan trọng hàng đầu, luôn được các mẹ quan tâm và tìm hiểu. Theo đó, đây là giai đoạn phát triển “bùng nổ” của thai nhi, vì thế chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ có nhiều thay đổi. Đồng thời, mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề trong việc ăn uống hằng ngày.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
Bước vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, các mẹ bầu thường có khuynh hướng ăn nhiều hơn bình thường. Năng lượng cần nạp mỗi ngày trong giai đoạn này là khoảng 60g chất đạm và 300 – 350 kcl. Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 3 tháng giữa, thai phụ tăng khoảng 3 – 4 kg là tốt nhất.
Các chất dinh dưỡng thiết yếu cần tích cực bổ sung trong giai đoạn này gồm có:
- Protein: Đây là thời điểm thai nhi phát triển rất nhanh chóng, do đó nhu cầu protein cũng tăng cao.
- Canxi: Thai nhi 3 tháng giữa phải hấp thụ một lượng canxi để để cấu thành bộ xương, dẫn đến tình trạng mẹ bầu dễ bị đau răng viêm lợi do thiếu canxi.
- Axit béo omega-3 và choline: Cần được tăng cường cho hệ thần kinh và bộ não của bé trong giai đoạn phát triển này.
- Sắt: Bổ sung những thực phẩm giàu sắt để tránh việc thiếu máu ở mẹ bầu, thiếu máu có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi như thai chết lưu, sinh non, hay mẹ bị chảy máu nhiều sau sinh,…
- Các loại vitamin: Đây là chất không thể thiếu trong các bữa ăn của mẹ bầu. Vitamin A giúp mẹ có sức đề kháng tốt, đồng thời tốt cho sự phát triển của bé, vitamin B giúp mẹ bài tiết sữa tốt sau sinh nở, vitamin C được cung cấp đầy đủ có thể phòng bệnh thiếu máu, vitamin D giúp cơ thể mẹ hấp thu canxi và khoáng chất tốt hơn,…
- Chất xơ: Bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước giúp mẹ phòng tránh tình trạng táo bón, trĩ,…
Mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì?
Dưới đây là một số loại thực phẩm cung cấp các dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ trong tam cá nguyệt thứ hai:
1. Tháng thứ 4
Đây là thời điểm bé bắt đầu hoàn thiện các bộ phần và cơ quan của cơ thể. Theo đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt như rau có màu xanh đậm, thịt gà các loại đậu,… Để tăng cường hấp thụ sắt, mẹ nên bổ sung vitamin C từ rau củ quả như cam, chanh, dưa hấu, ớt chuông, bông cải,… Trong tháng này, tuyệt đối mẹ không được bỏ bữa.
2. Tháng thứ 5
Não bộ của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, mẹ nên tích cực bổ sung thực phẩm giàu DHA như trứng, các loại đậu, cá hồi,… Đồng thời, cần hạn chế ăn quá nhiều thịt, các thực phẩm chứa đường trắng, hạn chế ăn mặn, đồ ăn chế biến sẵn.
3. Tháng thứ 6
Trong tháng này mẹ cần bổ sung những loại thực phẩm:
- Lòng trắng trứng, các thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất để thai nhi không bị còi xương, răng lợi yếu hay mắc các bệnh gù bẩm sinh.
- Khoai tây, hoa quả, đậu, thịt bò, thịt lợn, trứng,… để bổ sung sắt cho mẹ và thai nhi.
- Hạn chế những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối nhằm tránh tình trạng tăng huyết áp, ảnh hưởng đến tim mạch, bị phù,…
Những lưu ý về dinh dưỡng trong 3 tháng giữa
Bên cạnh nắm được chế độ dinh dưỡng và biết 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì, bà bầu còn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Hạn chế uống cà phê và những loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn.
- Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích. Đồng thời tránh xa những người hút thuốc xung quanh để không bị hít phải khói thuốc độc hại bởi các chất kích thích này có thể gây buồn nôn, làm tim đập nhanh, đau đầu, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
- Nên ăn chậm, ngồi thẳng khi ăn. Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ.
- Giảm ăn các gia vị chua, cay như ớt, tiêu, tỏi, giấm,… vì chúng có thể gây đau dạ dày, táo bón, trĩ,…
- Đối với các mẹ bị nghén, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và tránh những loại thức ăn có mùi.
- Uống nhiều nước.
- Không nên quá kiêng khem, hạn chế việc chỉ ăn một loại thức ăn vì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất cho mẹ và bé. Các bữa ăn của mẹ bầu nên đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau, đảm đảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
- Hạn chế đồ ngọt, vì lượng đường nạp vào cơ thể có thể làm hao tổn canxi, dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ.
- Chọn thực phẩm tươi sạch, có giá trị dinh dưỡng cao, ăn chín, uống sôi.
Kết
Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trên đây, các mẹ bầu đã biết vào 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì để được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Đồng thời nắm được những loại thực phẩm cần tránh để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chúc mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!
Xem thêm:
- Khẩu phần ăn cho bà bầu 3 tháng giữa cần chú ý những gì?
- Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa
- Bà bầu 3 tháng giữa cần tránh ngay những món này nếu không muốn “hại” con
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!