Những mốc phát triển của bé sơ sinh trong năm đầu tiên cần rất nhiều thời gian để hoàn thành. Nhờ đó con bắt đầu chập chững bước đi để khởi đầu cho hành trình sinh tồn kỳ diệu của mình.
12 mốc phát triển của bé sơ sinh khiến bố mẹ phải ngạc nhiên
Lần đầu tiên được ngắm con trong vòng tay, bà mẹ nào cũng phải thốt lên, con là thứ tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho mẹ trong cuộc đời này. Nhưng mẹ có biết không, trong một năm tuổi đầu tiên, mẹ sẽ còn phát hiện ra nhiều mốc phát triển của bé sơ sinh đáng ngạc nhiên nữa.
Hãy cùng xem 12 điều thú vị mẹ sẽ được thấy trong cuộc đời bé sơ sinh đó là những gì.
1. Não bộ trẻ sơ sinh chỉ có thể phát triển nếu con được yêu thương, chăm sóc
Các nghiên cứu đã cho thấy, bộ não của trẻ sơ sinh có thêm 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút, tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong vài năm đầu đời và tăng gấp đôi kích cỡ khi trẻ được 1 tuổi. Trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, bộ não của trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời.
Nhờ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc từ người thân, đặc biệt là mẹ, các giác quan, khả năng ghi nhớ, học bắt chước và khả năng ngôn ngữ của con mới dần hình thành, làm nền tảng cho kĩ năng giao tiếp, tư duy trong cuộc sống.
Bí quyết cho bố mẹ: Hãy chơi và trò chuyện với bé thật nhiều để giúp con thông minh.
2. Bé sơ sinh có giấc ngủ sâu tới 50% trong 1 tiếng đồng hồ, trong khi người lớn chỉ có được 25%
Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, trung bình khoảng 16h trong ngày. Vì giấc ngủ là hoạt động cần thiết ở trẻ sơ sinh để não phát triển. Trong giấc ngủ, cơ thể trẻ tiết ra hoóc môn tăng trưởng giúp trẻ lớn nhanh. Con bị thiếu ngủ dễ sinh ra cáu gắt, chậm lớn và ăn ít.
Bí quyết cho bố mẹ: Hãy đảm bảo con được ngủ đủ giấc và ngủ sớm theo đúng tháng tuổi của mình.
3. Sau 6 tuần chào đời, bé sẽ biết nhìn vào mắt bố mẹ để giao tiếp
Khi mới sinh, các bé thường chỉ nhìn được ở khoảng cách rất gần và mọi thứ đều chưa rõ ràng. Dần dần, thị lực con phát triển hoàn thiện hơn. Nếu con chăm chú nhìn bố mẹ hoặc đồ vật nào đó vào thời điểm này nghĩa là thị giác của con đang hoạt động rất tốt.
Bí quyết cho bố mẹ: Luôn nhìn vào mắt bé, nói rõ ràng với con. Trò chuyện với bé để kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ.
12 mốc phát triển của bé sơ sinh
4. Từ 6 tháng tuổi – Con nhìn và nói theo âm thanh phát ra từ miệng bố mẹ
Đây là lúc bé đang nạp dữ liệu từ vựng. Con học nói thông qua “nghe” trước bằng cách ghi nhớ, lưu trữ âm thanh, các chuyển động của miệng, từ vựng. Dần dần con sẽ bắt chước lại và phát âm ra thành tiếng.
Bí quyết cho bố mẹ: Chơi, nói chuyện, hát cho con nghe. Nhắc tên đồ vật, hiện tượng, mô phỏng âm thanh, … đều là những cách đơn giản mà hiệu quả giúp con học nói tốt nhất.
5. Bé sơ sinh tè 20 phút một lần và giảm dần khi bước vào tháng thứ 6
Số lần tè, ị trong một ngày sẽ cho mẹ biết con đã ăn no chưa. Màu sắc của nước tè thông báo tình hình sức khỏe của con.
Bí quyết cho bố mẹ: Kiến thức về chuyện tè, ị của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời là điều cần thiết với tất cả các ông bố bà mẹ.
12 mốc phát triển của bé sơ sinh
6. Chiều cao của bé sơ sinh tăng lên từ 2-3 cm/tháng trong năm đầu đời
Đây là thời điểm chiều cao của các bé tăng nhiều và tăng liên tục trong tháng. Do đó, mẹ cần đảm bảo con đang lớn theo đúng tiến độ và có một sức khỏe ổn định.
Bí quyết cho bố mẹ: Bé dưới 6 tháng cần đảm bảo lượng sữa ăn hợp lý. Bé trên 6 tháng phải được bổ sung dinh dưỡng thông qua sữa và ăn dặm để phát triển tốt nhất.
Bảng chiều cao của bé trai trong năm đầu đời để bố mẹ tham khảo
|
Tháng tuổi |
Giới hạn dưới
(cm) |
Chiều cao bình thường
(cm) |
Giới hạn trên
(cm) |
0 |
46,1 |
49,9 |
53,7 |
1 |
50,8 |
54,7 |
58,6 |
2 |
54,4 |
58,4 |
62,4 |
3 |
57,3 |
61,4 |
65,5 |
4 |
59,7 |
63,9 |
68 |
5 |
61,7 |
65,9 |
70,1 |
6 |
63,3 |
67,6 |
71,9 |
7 |
64,8 |
69,2 |
73,5 |
8 |
66,2 |
70,6 |
75 |
9 |
67,5 |
72 |
76,5 |
10 |
68,7 |
73,3 |
77,9 |
11 |
69,9 |
74,5 |
79,2 |
12 |
71 |
75,7 |
80,5 |
Bảng chiều cao của bé gái trong năm đầu đời để bố mẹ tham khảo
|
Tháng tuổi |
Giới hạn dưới
(cm) |
Chiều cao bình thường
(cm) |
Giới hạn trên
(cm) |
0 |
45,4 |
49,1 |
52,9 |
1 |
49,8 |
53,7 |
57,6 |
2 |
53 |
57,1 |
61,1 |
3 |
55,6 |
59,8 |
64 |
4 |
57,8 |
62,1 |
66,4 |
5 |
59,6 |
64 |
68,5 |
6 |
61,2 |
65,7 |
70,3 |
7 |
62,7 |
67,3 |
71,9 |
8 |
64 |
68,8 |
73,5 |
9 |
65,3 |
70,1 |
75 |
10 |
66,5 |
71,5 |
76,4 |
11 |
67,7 |
72,8 |
77,8 |
12 |
68,9 |
74 |
79,2 |
7. Màu mắt của con từ tháng thứ 6 trở đi sẽ không bao giờ thay đổi nữa
Quá trình hình thành sắc tố trong mắt bé sơ sinh chưa hoàn thiện nên màu mắt của bé thay đổi thông thường là ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, cá biệt có một số trẻ thay đổi trong vòng 1 năm tuổi. Nhưng sau thời gian này, màu mắt của con sẽ ổn định cho đến hết đời.
Bí quyết cho bố mẹ: Khi mới chào đời, tuyến lệ bé chưa thông nên có thể có nhiều gỉ mắt. Bố mẹ cần chăm sóc đôi mắt của trẻ sạch sẽ bằng cách lau rửa bằng khăn sạch hàng ngay. Mát xa sống mũi sẽ giúp trẻ thông tuyến lệ.
12 mốc phát triển của bé sơ sinh
8. Từ 3 tháng tuổi, con sẽ cười một cách có ý nghĩa với bố mẹ
Trong những tháng đầu tiên, nụ cười của trẻ thường chỉ là phản xạ bẩm sinh, xảy ra một cách ngẫu nhiên. Nhưng từ tầm 2-3 tháng trở đi, phản xạ này biến mất, thay vào đó con cười khi thực sự cảm thấy thoải mái, vui vẻ.
Bí quyết cho bố mẹ: Trò chuyện với bé, mỉm cười với con, mô phỏng các âm thanh tiếng động giúp con học ngôn ngữ và cảm thấy thích thú.
9. Bé sơ sinh mới chào đời chưa có xương bánh chè
Phần đầu gối của bé có cấu trúc sụn giống như xương bánh chè. Phần sụn này chỉ được hoàn thiện khi bé đủ 6 tháng tuổi.
Bí quyết cho bố mẹ: Những khi mát xa, nắn vuốt chân con bố mẹ cần cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh thương tổn cho bé.
10. Bé sơ sinh khóc không có nước mắt
Tuyến lệ của trẻ chưa thực sự hoạt động khi chào đời. Trong những tuần đầu tiên, dù con quấy khóc thì vẫn hoàn toàn chưa có nước mắt. Chỉ từ 3-4 tuần tuổi, những giọt nước mắt mới bắt đầu xuất hiện.
Bí quyết cho bố mẹ: Thường xuyên mát xa sống mũi sẽ giúp cho tuyến lệ của bé hoạt động tốt.
12 mốc phát triển của bé sơ sinh
11. Tóc bé sơ sinh rụng nhiều vào những tuần đầu tiên
Khi chào đời, trong 2 tuần đầu tiên con sẽ có hiện tượng thay da và lớp tơ lông. Vì thế trẻ thường rụng tóc hay còn gọi là rụng tóc vành khăn.
Bí quyết cho bố mẹ: Cho bé nằm nghiêng để tránh cọ xát với gối và giường, giúp giảm tình trạng rụng tóc.
12. Bé 1 tuổi có thể hiểu được ý nghĩa của khoảng 70 từ vựng
Con học nghe trước khi học nói. Bé thẩm thấu từ vựng thông qua giao tiếp hàng ngày từ bố mẹ và người chăm sóc. Tầm 6 tháng trở đi, con bắ đầu ọ ẹ những âm thanh để thể hiện cảm xúc của mình. 8-12 tháng, trẻ bập bẹ được những từ đơn giản.
Bí quyết cho bố mẹ: Trò chuyện với con thật nhiều, hãy dùng ngôn ngữ đơn giản nhưng chính xác, phát âm rõ ràng để bé ghi nhớ. Đọc sách, hát cho bé nghe là cách phát triển ngôn ngữ hiệu quả với bé trong năm đầu đời.
Theo The Asianparent Thái Lan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!