Khi tin vui về cũng là lúc bao hồi hộp, lo âu về tình trạng sức khỏe của thai nhi xuất hiện. Vô vàn các thắc mắc thầm kín đã được hàng nghìn mẹ bầu chia sẻ và giãi bày cùng tạp chí The Asianparent Việt Nam trong năm 2018 vừa qua.
10 bài viết đứng đầu về lượng người đọc với sự tư vấn của các bác sĩ sản khoa dưới đây đã phần nào giúp mẹ bầu cảm thấy yên tâm hơn trong hành trình bầu bí đầy vất vả nhưng cũng tràn ngập hạnh phúc khó nói thành lời.
1. Làm thế nào để em bé sinh ra khỏe mạnh, không dị tật?
Đây là nỗi lo lắng của hầu hết các mẹ khi biết mình đã mang thai. Để tránh được các bất thường và dị tật cho thai nhi, mẹ cần hết sức chú ý đến những điều gì. Bài viết được đông đảo mẹ bầu quan tâm nhất Dừng ngay 5 điều này nếu không muốn trẻ bị khuyết tật bẩm sinh sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này.
2. Có phải mẹ bầu ăn hoa quả nào cũng an toàn cho thai nhi?
Không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày cho mẹ bầu, hoa quả đã trở thành nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên mẹ bầu cần biết rằng có những loại hoa quả mẹ cần tuyệt đối tránh ăn để đảm bảo an toàn cho bé yêu trong bụng.
3. Bầu bí là phải ăn thật nhiều và tẩm bổ thật lực?
Những quan niệm ăn uống như kinh nghiệm các cụ truyền lại liệu có còn chính xác với mẹ bầu ngày nay? Hãy cùng xem các quan điểm sai lầm ăn uống có thể gây ra nguy hiểm cho thai nhi nếu mẹ bầu không tỉnh táo cân nhắc.
4. Mẹ dáng vóc xinh đẹp nhưng cân nặng thai nhi vẫn đạt chuẩn thì cần ăn uống thế nào cho hợp lý?
Nếu không muốn mẹ thì tăng cân vù vù, nguy cơ thừa cân, tiểu đường mà thai nhi thì vẫn còi cọc, mẹ bầu hãy tham khảo chế độ ăn uống chuẩn khoa học trong 9 tháng của thai kỳ với Bí quyết bầu ăn vào con thay vì vào mẹ!
5. Làm thế nào để bé yêu khỏe mạnh chào đời đúng ngày dự sinh mà không mắc phải nguy cơ sinh non, chết lưu?
Bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề dinh dưỡng nhằm đảm bảo thai nhi được an toàn cho đến thời điểm vượt cạn. Cùng xem những thực phẩm nào mẹ cần tuyệt đối tránh vào 3 tháng cuối để giúp con yêu tránh được những rủi ro không cần thiết.
6. Mẹ bầu cần thực hiện khám thai bao nhiêu lần và như thế nào trong suốt thai kỳ?
Trong 9 tháng mang thai, việc khám thai đóng một vai trò vô cùng quan trọng vì các chỉ số thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ và bé sẽ được theo dõi sát sao qua những lần khám này. Mẹ bầu hãy lưu ý 8 lần khám thai như sau.
7. Thai nhi lớn lên và phát triển qua từng ngày như thế nào trong bụng mẹ?
Nhìn chiếc bụng bầu ngày càng lớn dần, mẹ nào hẳn cũng háo hức và tò mò ao ước có thể nhìn thấu quá trình phát triển của bé yêu. Hãy cùng nhìn ngắm những bức ảnh về hành trình lớn lên của con nào mẹ ơi!
8. Làm thế nào để con không gặp phải nguy cơ thai chết lưu – nỗi kinh hoàng của các mẹ bầu?
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng vào tình trạng sức khỏe của thai nhi. Mẹ bầu cần cẩn trọng với các loại thực phẩm này để không gặp phải tình trạng thai lưu đáng sợ, đặc biệt là các tháng cuối của thai kỳ.
9. Ăn ổi khi mang thai có ảnh hưởng như thế nào đến bé yêu?
Một loại trái cây nhiều vitamin và thơm ngọt được rất nhiều mẹ bầu yêu thích. Tuy nhiên có những lưu ý đặc biệt về quả ổi trong thời kỳ mẹ mang thai. Mẹ cần cẩn trọng với loại hoa quả này như giải đáp sau.
10. Ốm đau, nhức đầu – Mẹ bầu có được uống thuốc giảm đau Panadol?
Thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể khiến mẹ dễ bị đau nhức, đặc biệt là hiện tượng đau đầu khó chịu. Những lưu ý về thuốc giảm đau Panadol sẽ giúp mẹ an toàn hơn trong thai kỳ của mình.
Năm 2018 đã trôi qua, the Asianparent Việt Nam xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các độc giả và mong muốn sẽ tiếp tục trở thành người bạn đồng hành thân thiết và đáng tin cậy với các mẹ trong hành trình mang thai hạnh phúc này.