Bước sang tháng thứ 6, khi chế độ dinh dưỡng của bé cần đa dạng hơn ngoài sữa mẹ thì việc lựa chọn các món ăn cho trẻ là một trong những yếu tố quan trọng để giúp con phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ.Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP) khuyến khích cha mẹ nên xây dựng thực đơn cho trẻ sao cho con nhận đủ các chất protein, kẽm, sắt, folate, một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng cũng như chất béo không hòa tan trong 1000 ngày đầu tiên của cuộc đời trẻ. Đây là các chất có vai trò tối ưu đối với phát triển não bộ của con. Nếu thiếu một trong các chất trên, trẻ có thể gặp vấn đề về cơ chế hoạt động của bộ não.Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ sơ sinh. GS.TS. Sarah Jane Schwarzenberg, chuyên gia nhi khoa của bệnh viện trực thuộc trường đại học Minnesota Masonic Children’s Hospita và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.Từ tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ không thể cung cấp đủ hàm lượng sắt và kẽm cho bé. Vì vậy thức ăn dặm cần thiết phải bổ sung cho bé được các chất cần thiết này nhằm giúp con phát triển khỏe mạnh.Trẻ sơ sinh rất yếu ớt và nhạy cảm trong những tháng đầu đời. Tuy vậy bộ não của con lại phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc từ 0-2 năm. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ là nền tảng quang trọng cho quá trình lớn lên của bé.Tập cho con những thói quen ăn uống tốt, khẩu phần ăn hợp lý với đầy đủ các chất là điều mà em bé nào cũng cần tới.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng trong khoảng thời gian đầu đời sẽ quyết định tới phát triển của bé sau này. Vậy nên nếu cha mẹ bỏ lỡ 1,000 ngày đầu tiên của cuộc đời bé cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ đã bỏ phí thời kỳ vàng trong phát triển của trẻ.
10 thực phẩm tốt cho não trẻ mẹ nên chú trọng
1. Quả bơ
Thứ quả giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin E, vitamin C, vitamin B3 (folate) cũng như các loại khoáng chất quan trọng như phố pho, sắt, ma-giê và canxi.
Mẹ có thể dùng bơ chín, dầm nhuyễn xúc cho bé ăn.
Ngoài ra bơ trộn sữa chua, bơ xay nhuyễn với chuối hoặc khoai lang cũng là những món ăn dặm yêu thích với nhiều bé.
2. Chuối
Được xem là hoa quả vừa giá thành rẻ, dễ tìm lại cực kỳ thơm ngon, được nhiều bé bắt đầu tuổi ăn dặm yêu thích.
Trong chuối chứa rất nhiều vitamin A, folate, phốt pho, ma-giê và canxi. Mẹ có thể xay nhuyễn chuối cho bé ăn vào tháng thứ 6, kết hợp chuối với sữa mẹ, sữa chua để bé có thêm món tráng miệng phong phú.
3. Các loại rau xanh
Đặc biệt là rau cải, bắp cải, rau bi na, súp lơ, luôn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ích đắc lực cho việc phát triển trí nhớ cũng như khả năng học tập cả trẻ.
Tuy vậy rau có thể là món ăn không phải bé nào cũng yêu thích. Ngoài cách chế biến thông thường, mẹ có thể trộn chung với những món “giấu rau” như cơm rang, súp, nem rán, … để bé thấy rằng ăn rau không phải là việc quá khó chịu.
4. Đu đủ
Loại quả giàu vitamin C, vitamiin A, vitamin E, chất xơ và axit folic. Đu đủ rất thích hợp cho những bữa ăn dặm hoa quả của bé trong năm đầu đời.
Đu đủ chín dầm hoặc nước ép đu đủ đều là thực đơn yêu thích của nhiều bé.
5. Bí ngô
Luôn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất lại có vị ngọt tự nhiên, đây là loại củ được nhiều mẹ lựa chọn để bắt đầu cho bé ăn dặm.
Chỉ cần bí ngô hấp, súp bí ngô hoặc cháo bí ngô, mẹ đã có một thực đơn giàu dinh dưỡng và cung cấp thực phẩm tốt cho não trẻ phát triển trong năm đầu đời.
6. Sữa chua
Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất với mọi em bé. Và nếu sữa chua được làm từ sữa mẹ, vị không thanh vừa phải, không quá ngọt thì đó đúng là món ăn tuyệt vời dành cho bé trong tuổi ăn dặm.
Dù không phải là sữa chua từ sữa mẹ thì các loại sữa chua nguyên chất khác cũng được xem là món ăn giàu dinh dưỡng cho bé. Sữa chua có thể cung cấp cho bé chất đạm, chất béo, canxi, … Nếu cho bé ăn sữa chua thường xuyên trong năm đầu đời sẽ giúp con tăng cường sức đề kháng cũng như phát triển não bộ tốt nhất.
Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, lượng sữa chua bé ăn nên phù hợp theo lứa tuổi của con:
- 6-10 tháng tuổi: 50gr/ngày
- 1-2 tuổi: 80gr/ngày
- Trên 2 tuổi: 100gr/ngày
Nếu có thể, mẹ hãy cho bé ăn sữa chua nguyên chất, không đường hoặc ít đường là tốt nhất.
7. Cà rốt
Trong cà rốt có một hàm lượng Beta-Carotene rất cao (đây là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch).
Bé được ăn cà rốt thường xuyên không những sẽ có thị lực tốt, sức đề kháng cao mà còn có một trí nhớ tuyệt vời.
8. Yến mạch
Yến mạch đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong lựa chọn thực phẩm của các mẹ Việt Nam. Rất dễ chế biến lại có thể kết hợp với sữa hoặc trái cây, đây chắc chắn nên là món ăn để thực đơn ăn dặm của con được phong phú.
Không những vậy, yến mạch giàu vitamin B, protein, ma-giê sẽ cung cấp những chất dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho bộ não của bé trong năm đầu đời.
9. Trứng
Nguồn cung cấp protein và đặc biệt là Cholin dồi dào cho trẻ. Đây được xem là 2 chất quan trọng có tác dụng thúc đẩy sự sinh sản của các tế bào thần kinh ở trung tâm trí nhớ của não. Chính vì vậy, Choline có thể cải thiện khả năng học hỏi và ghi nhớ của trẻ.
Mẹ có thể tham khảo nhiều thực đơn thơm ngon bổ dưỡng cho bé với trứng như pancake, trứng bác, canh trứng hoặc trứng cuộn, …
10. Cá
Cá được xem là thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin và protein. Không những vậy, cá còn có một hàm lượng dinh dưỡng, axit béo Omega-3 cao. DHA có trong axit béo không no của cá có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng. Hàm lượng DHA có trong cá có tác dụng làm chậm lão hóa não bộ.
Mẹ có thể thử tham khảo món ruốc cá hồi vừa đơn giản lại thơm ngon để bé ăn cơm thêm ngon miệng lại thông minh.
Theo The Asianparent
Xem thêm bài liên quan:
15 Loại thực phẩm bổ não mà trẻ nên ăn vào mùa thi
9 Loại thực phẩm thông minh cho não của bé ở độ tuổi từ 1 – 3.