Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, mẫu bệnh phẩm của cặp vợ chồng đang điều trị cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum qua test nhanh cho kết quả dương tính với cúm A/H1N1.
Cụ thể, sau khi đi lao động ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc trở về nhà, vợ chồng Nguyễn Văn H. (28 tuổi) và chị Y T. (26 tuổi, cùng trú làng Kon Sút, xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) có biểu hiện ho, sốt. Sau khi tiến hành kiểm tra nhanh mẫu bệnh phẩm của 2 bệnh nhân cho kết quả dương tính với cúm A/H1N1.
Đến ngày 3/2, anh H. cùng vợ được cơ sở y tế phát hiện và vận động thực hiện cách ly theo dõi, chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.
Vợ chồng ở Kon Tum dương tính H1N1 đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hiện sức khỏe của hai bệnh nhân đều trong tình trạng tốt. Các mẫu bệnh phẩm đang được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum gửi tuyến trên xét nghiệm thêm, kết quả chính xác dự kiến có trong vài ngày tới.
Theo đó, quan chức Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan (CDC) cho biết cúm A/H1N1 là loại virus phổ biến trong mùa cúm ở Đài Loan trong ba tháng qua. CDC đã có 858 trường hợp mắc cúm H1N1 nghiêm trọng từ đầu mùa dịch (1/10/2019), bao gồm 61 ca tử vong. Trong khi đó, chưa có bất cứ trường hợp tử vong nào vì virus corona ở địa phương này.
5 việc cần làm ngay để ngừa cúm A H1N1
Theo bác sĩ Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, bệnh cúm A H1N1 (còn gọi là cúm mùa) là bệnh truyền nhiễm do vi rút H1N1 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh.
Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi.
Bệnh cũng có thể lây gián tiếp khi bàn tay tiếp xúc với một số đồ vật, bề mặt bị dính chất dịch có chứa vi rút sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng…
Cúm A H1N1 dễ lây lan nơi đông người
Biểu hiện bệnh cúm
Đa số các trường hợp bệnh cúm có các dấu hiệu nhẹ sốt cao trên 38độ C, ho, đau họng, đôi khi cảm thấy mệt mỏi, sổ mũi, đau nhức đầu, đau cơ…
Bệnh tự khỏi sau vài ngày, không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên trên một số đối tượng bệnh có thể có diễn tiến nặng, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu trở nặng như sốt cao hơn, tức ngực, khó thở, tím tái, lừ đừ hay kích thích.
Làm gì khi bị cúm?
Nếu không có nguy cơ diễn tiến nặng, bênh nhân Cúm hoàn toàn có thể được điều trị tại nhà và tự khỏi trong vài ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân nên:
– Nghỉ ngơi ở nhà, không đi học, đi làm trong vòng 7 ngày sau khởi phát vì đây là khoảng thời gian vi rút cúm đào thải ra môi trường trong vòng 7 ngày.
– Không nên đi đến những nơi tập trung đông người, trừ trường hợp bất khả kháng thì phải mang khẩu trang che kín miệng và mũi, cần thay khẩu trang ngay khi bị ướt.
– Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng.
Những việc cần làm ngay để ngừa cúm A H1N1
– Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sau đó rửa tay bằng nước và xà phòng; tốt nhất nên sử dụng khăn giấy, sau đó bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, không tự ý sử dụng thuốc kháng vi rút.
– Theo dõi sát các biểu hiện của bệnh và đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng nặng.
Cách phòng ngừa bệnh cúm
Tất cả mọi người đều có thể chủ động phòng bệnh cúm cho chính bản thân mình bằng các biện pháp dự phòng không dùng thuốc như:
– Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng.
– Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sau đó rửa tay bằng nước và xà phòng. Tốt nhất nên sử dụng khăn giấy, sau đó bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác.
– Giữ nhà cửa sạch sẽ thông thoáng.
– Tăng cường sức khỏe bằng vận động và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung rau củ và vitamin C trong chế độ ăn uống.
– Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa, đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ diễn tiến nặng đã nêu ở trên.
Có nên tiêm ngừa vắc xin cúm?
Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh cúm. Vắc xin cúm được phép chỉ định cho người từ 6 tháng tuổi trở lên, sử dụng được cho thai phụ. Những người có nguy cơ diễn tiến nặng được khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm.
Phòng chống cúm trong bệnh viện
Phòng chống cúm và các bệnh truyền nhiễm khác trong bệnh viện là một trong những nội dung của kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tại các bệnh viện, nhân viên y tế và các nhân viên phục vụ khác được yêu cầu tuân thủ việc vệ sinh tay và phòng hộ chuẩn để tránh lây lan bệnh giữa các bệnh nhân và giữa bệnh nhân với nhân viên. Vệ sinh khử khuẩn được thực hiện theo quy trình bắt buộc.
Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm được điều trị ở khu vực riêng, có quy định cách ly tùy theo bệnh.
Bộ Y tế đã có quy định về khai báo dịch bệnh truyền nhiễm bắt buộc đối với tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, qua đó kịp thời nắm bắt thông tin và triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.
Nguồn thanhnien.vn
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!