Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không, cách điều trị để con chóng khỏi như thế nào?

Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em sẽ gây ra các biến chứng nhiễm khuẩn cấp tính ở đường thở, từ tai, mũi, họng, đường dẫn khí (thanh quản, khí quản, phế quản) cho đến phổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ bắt đầu bằng các dấu hiệu thông thường của bệnh hô hấp như chảy nước mũi, ho, sốt nhẹ, có nước mũi trong... Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm phổi.

Nội dung bài viết:

  • Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không?
  • Dấu hiệu trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp
  • Cách điều trị cho bé

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng phổi do virus gây ra, gây viêm và tắc nghẽn tiểu phế quản của phổi. Đây là bệnh thường phát triển mạnh vào mùa đông, triệu chứng ban đầu tương tự như cảm lạnh thông thường, sau đó tiến triển thành ho, khò khè, khó thở. Tiểu phế quản là các phế quản có kích thước nhỏ, đường kính <2mm. Khi bị viêm, các tiểu phế quản sưng lên, tăng chất nhầy trong các đường dẫn khí, khiến không khí khó lưu thông ra vào phổi.

Xem thêm

Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có phải là con đã mắc bệnh viêm phổi?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm phổi ở trẻ em – Cha mẹ cần phát hiện sớm trước khi quá muộn

Bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ <2 tuổi. Hầu hết các trường hợp do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra hoặc cũng có thể do các loại virus khác, bao gồm virus gây bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Đây là các loại virus rất dễ lây lan trong không khí. Theo các số liệu thống kê, số trẻ tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp đứng hàng thứ 5 trong các bệnh lý ở trẻ.

Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em sẽ gây ra các biến chứng nhiễm khuẩn cấp tính ở đường thở, nghĩa là đường từ tai, mũi, họng, đường dẫn khí (thanh quản, khí quản, phế quản) cho đến phổi.

Trẻ sẽ cảm thấy khó thở, sốt và mệt mỏi. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dễ dẫn đến viêm phổi (sưng phổi). Đây cũng chính là nguyên nhân gây nhập viện và tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Làm thế nào để nhận ra bé đang bị viêm tiểu phế quản cấp?

Tác nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ thường là do virus như virus hợp bào hô hấp (VRS), có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có nguy cơ xảy ra thành dịch và là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp là gì? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Viêm tiểu phế quản là bệnh lí hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn 3-6 tháng tuổi. Khi vừa khởi bệnh, trẻ có dấu hiệu giống cảm lạnh với các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt vừa hoặc cao. Sau khoảng 3-5 ngày, trẻ ho nhiều hơn, xuất hiện triệu chứng khò khè, khó thở. Trong các trường hợp bệnh nặng, trẻ thở nhanh và nông, lồng ngực bị rút lõm, thở rên, tím tái, trẻ có thể bỏ bú và phản ứng chậm chạp, thờ ơ. 

Bệnh đa phần xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, tần suất viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ sơ sinh cao nhất là 3-6 tháng tuổi. Do đó nếu thấy trẻ có các biểu hiện ban đầu như ho, ra nước mũi... các bố mẹ cần theo dõi để kịp thời phát hiện ra bệnh của trẻ.

Viêm tiểu phế quản cấp thường có các triệu chứng đặc biệt như sau:

  • Ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao.
  • Sau từ 3- 5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém.
  • Tiếp đó trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực).
  • Trẻ quấy khóc, bỏ bú, da tái và tím. D
  • Có thể dẫn đến suy hô hấp nặng, thậm chí ngừng thở nếu không kịp thời điều trị.

Cách điều trị giúp con mau khỏi ốm

Làm sao để con mau khỏi bệnh? Theo bác sĩ Nam, khi được chẩn đoán viêm tiểu phế quản cấp nhẹ, không có biến chứng trẻ sẽ được điều trị ngoại trú. Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo toa, tiếp tục bú và ăn đầy đủ, bổ sung thêm nhiều nước để tránh mất nước. Việc làm thông thoáng mũi giúp trẻ dễ thở hơn cũng rất quan trọng, tránh khói thuốc lá, các mùi kích thích, bụi phấn hoa vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen suyễn sau này. Khi trẻ có các dấu hiệu trở nặng, bỏ bú, tím tái, lừ đừ, cần cho trẻ nhập viện để được theo dõi sát, giúp trẻ có phác đồ điều trị phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi thấy trẻ có các biểu hiện bệnh hô hấp cùng dấu hiệu thở khò khè, bố mẹ cần khẩn trương đi khám. Tại bệnh viện, phác đồ điều trị mà bác sĩ thường làm là:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, CRP
  • Chụp X-quang tim phổi thẳng
  • Khí máu động mạch
  • Xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh: test nhanh PCR tìm virus hợp bào hô hấp, Adenovirus từ mẫu bệnh phẩm hầu họng.

Xem thêm

Viêm phế quản cấp ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản như thế nào để con nhanh khỏi?

Trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà:

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol khi trẻ có sốt, liều dùng 10-15mg/kg, hai lần uống thuốc cách nhau 4-6 giờ.
  • Sử dụng thuốc giảm ho an toàn, thường là các thuốc ho thảo dược, dạng siro phù hợp với trẻ, không dùng thuốc giảm ho dextromethorphan, thuốc kháng histamin, thuốc co mạch, long đờm, á phiện... Không dùng thường quy các thuốc giãn phế quản, corticoid, không chỉ định kháng sinh.
  • Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để giúp trẻ thông thoáng đường thở.
  • Cho trẻ ăn, bú bình thường, chia sữa, thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, cho trẻ uống nhiều nước.
  • Tái khám sau 1-2 ngày, tuy nhiên nếu có các dấu hiệu bệnh nặng, cha mẹ phải đưa trẻ đến khám ngay.

Trường hợp trẻ bị nặng 

Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp nặng, trẻ cần nhập viện để điều trị. Điều trị cho trẻ bao gồm:

  • Cho trẻ nằm đầu cao, hút đờm thường xuyên để giúp trẻ thông thoáng đường thở.
  • Chỉ định thở oxy, thở máy không xâm lấn, thở máy xâm lấn, CPAP theo từng trường hợp.
  • Sử dụng thuốc giãn phế quản: Salbutamol khí dung 1-2 lần cách nhau 20 phút, liều lượng 0.15mg/kg/lần, tối thiểu 2.5mg/lần, tối đa 5mg/lần. Đánh giá đáp ứng của trẻ sau 1 giờ, nếu đáp ứng dùng tiếp thuốc sau 4-6 giờ, nếu không đáp ứng thì ngưng thuốc.
  • Sử dụng nước muối ưu tường 3% cho những bệnh nhân khò khè lần đầu, không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
  • Sử dụng kháng sinh khi trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt cao đột ngột, kéo dài, các triệu chứng lâm sàng diễn biến xấu nhanh trong 24-48 giờ.
  • Điều trị kịp thời để tránh tình trạng viêm tiểu phế quản cấp bội nhiễm.

Sau khi trẻ khỏi bệnh, bố mẹ cần giúp trẻ tăng cường sức đề kháng bằng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đưa trẻ đi tiêm vắc xin theo đúng lịch và khuyến khích con vận động hàng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh, giúp phòng tránh bệnh tật được tốt nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương